Đức Mẹ LAUS
(Tạm Dịch Đức Mẹ Hồ Lụa – Pháp Quốc)
Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lỗi
Cuộc Hiện Ra Với Chân Phước BENOITE RENCUREL
Tác giả: Cát Minh
Xin
Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh
hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật
Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của
chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Lời Ngỏ:
Giáo hội Pháp vừa mới chính thức công
nhận ngày 7/5/2008 cuộc hiện ra của Đức Mẹ Laus ở Pháp cách đây 3 thế kỷ với
một cô bé chăn chiên. Mục đích của cuộc hiện ra là giúp hoán cải các tội nhân.
Ngoài ra, lời tiên báo của Đức Mẹ về thông điệp được loan đi vào thời cuối
cùng. Phải chăng đây là thông điệp mà Thiên Chúa cũng muốn gởi tới nhân loại
hôm nay, khi thế giới đang rời xa Thiên Chúa. Tỗi lội đang lan tràn khắp thế
giới qua internet, phá thai, buôn người, khủng bố và các bệnh dịch, thiên tai
dồn dập… Thế nhưng con người vẫn còn hy vọng, khi họ biết sám hối trở về với Thiên
Chúa. Xin tiếp tay phổ biến thông điệp Đức Mẹ Laus đến với mọi người. Chân
thành cám ơn.
Sau hơn 3 thế kỷ, Đức Mẹ hiện ra ở Laus
(tạm dịch Hồ Lụa), một thành phố dưới chân rặng núi Alps, nước Pháp có lẽ mang
đến một thông điệp cho thế giới hôm nay. Một trong những lời tiên báo của Đức
Mẹ Laus là một thông điệp được ban ở đó sẽ tái xuất hiện vào thời kỳ cuối cùng
của thế giới. Đức Mẹ Laus, nơi ẩn náu của các linh hồn tội lỗi được các Giám
Mục Pháp chính thức công nhận vào ngày 7 tháng 5 năm 2008 vừa qua.
Tọa lạc tại Dauphiné thuộc miền Nam nước Pháp dước chân rặng núi Alps, nằm về phía Đông Nam của thành phố Gap là thung lũng Laus. Laus tiếng địa phương có nghĩa là hồ nước, vì đã từng có một cái hồ ở dưới thung lũng này. Vào năm 1666, làng này gồm khoảng 20 gia đình sống rải rác trong những túp lều nhỏ. Dân cư ở đây đã xây một nguyện đường tận hiến cho Thánh Mẫu Truyền Tin. Chính tại nơi này, Đức Mẹ đã chọn để hiện ra trong một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, ý nghĩa với một cô gái khiêm nhường, thất học tên là Benoite Rencurel. Đức Trinh Nữ nói với cô bé chăn chiên:
- Ta đã xin Con của Ta cho những người kẻ tội lỗi ở Laus được ơn hoán cải, và Ngài đã ban cho Ta điều đó.
Benoite đã học chịu đựng đau khổ từ thời thơ ấu, khi cô sinh ra trong cảnh rất nghèo khổ, mà hoàn cảnh càng trở nên tồi tệ hơn lúc cha của cô qua đời khi cô mới lên bảy. Benoite ra đời vào tháng 9, năm 1647, và 2 tháng trước ngày sinh nhật của thánh nữ Mađalêna Maria, người nữ yêu mến của Thánh Tâm Chúa, các chủ nợ không ngừng xiết nợ người mẹ góa phụ của Benoite, và vì thế các con của bà phải đi lao động để nuôi sống và giúp đỡ gia đình.
Benoite không những là một sự trợ giúp mà còn là một sự bảo vệ cho mẹ của cô, người đã trung thành dạy dỗ các con cái của bà thuộc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và kinh Tin Kính. Một ngày nọ, cô thấy một số đàn ông đang đi về phía nhà của mình, và cô đã chạy về cảnh báo cho mẹ, và chống lại một người trong bọn họ đã cả gan dám mua chuộc bằng tiền bạc để đổi lấy tiết nghĩa của mẹ cô.
Khi Benoite lên 12 tuổi, gia đình cô bị rơi vào thảm cảnh tồi tệ nhất, vì thế cô đã xin làm việc chăn chiên cho hai tá điền cùng một lúc. Vì vậy, giữa sự mất mát, hy sinh và cầu nguyện mà vị thánh tương lai đã chuẩn bị cho sứ mệnh được tiền định cho cô.
Vào tháng 5, năm 1664, cô được 17 tuổi, khi đang cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi, kinh mà cô yêu thích nhất trong khi chăn sóc đàn chiên, thì bỗng nhiên một người đàn ông khả kính, mặc áo của Đức Giám Mục thời Giáo hội sơ khai, đến với cô và nói:
- Con gái của Ta, con làm gì ở đây vậy?
Cô trả lời:
- Con đang trông coi đàn chiên của con, và đang đi tìm nước để uống.
Ông già trả lời:
- Ta đi lấy nước cho con. Và ông đi đến bên bờ giếng mà Benoite chưa thấy bao giờ.
Cô nói:
- Ông đẹp quá, ông ơi! Ông là thiên thần hay là Chúa Giêsu vậy?
Người đàn ông trả lời:
- Ta là Maurice, người mà nhà nguyện ở gần đây đã dùng để đặt tên… Con gái của ta, đừng trở lại nơi đây nữa. Nó thuộc về lãnh thổ của người khác, những lính canh sẽ tịch thu đàn chiên của con, nếu họ thấy nó ở đây. Hãy đến thung lũng trên đồi Saint Étienne. Nơi đó, con sẽ gặp Mẹ Thiên Chúa.
Cô gái nói tiếp:
- Nhưng thưa ông, Đức Mẹ ở trên thiên đàng cơ mà. Làm sao con gặp Mẹ ở đó được chứ?
Ông nói:
- Đúng thế, Đức Mẹ ở thiên đàng, và cũng ở dưới đất nữa, khi Mẹ muốn.
Vào sáng sớm ngày hôm sau, Benoite vội vã dẫn đàn chiên tới nơi đã chỉ định là Vallon des Fours, được gọi như vậy bởi vì ngọn đồi trên thung lũng này có chất thạch cao, mà người trong làng gạn lọc và nung vào lửa làm chất thạch cao cho các căn nhà của họ. Benoite vừa đến trước một cái hang nhỏ ở nơi ấy, khi cô thấy một Phụ Nữ đẹp khôn sánh đang ẵm một Hài Nhi trong vòng tay cũng không kém vẻ đẹp của Thiếu Nữ. Cô say đắm trước những gì mình đang thấy. Mặc dù thánh Maurice đã báo trước, thế nhưng cô bé chăn chiên ngây thơ không nghĩ ra rằng cô đang ở trước sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa. Nghĩ rằng mình đang thấy một người nhân thế bình thường, cô nói rất ngây thơ:
- Bà yêu qúi ơi, bà làm gì ở đây vậy? Bà đến để mua chất thạch cao à?
Và rồi không đợi được trả lời, cô nói tiếp:
- Bà làm ơn có thể cho chúng tôi Em Bé này không? Em Bé này sẽ làm chúng tôi vui mừng lắm.
Người Thiếu Nữ mỉm cười không nói gì. Ngây ngất và khâm phục, Benoite ngưỡng mộ vẻ đẹp của người Thiếu Nữ. Vào giờ ăn, cô lấy một miếng bánh mì và hỏi:
- Bà có muốn ăn với con không? Con có một ít bánh mì ngon lắm. Chúng ta có thể chấm xuống dòng suối”.
Người Thiếu Nữ mỉm cười lần nữa, và tiếp tục để cô tận hưởng sự hiện diện của mình, Bà đi vào và đi ra khỏi hang đá, đi đến với Benoite và lúc thì rời xa cô. Và rồi, khi trời tối, người Thiếu Nữ ẵm lấy Hài Nhi đi vào trong hang biến mất.
Ngày kế tiếp và liên tục trong 4 tháng liên tiếp, Benoite chiêm niệm ở nơi đó, Niềm Vui của Các Thiên Thần và Trang Cảnh của Thiên Đàng. Mặt cô bé chăn chiên biến dạng ngay từ lúc đầu gặp Người Thiếu Nữ. Cô chia sẻ niềm vui của cô với mọi người trong niềm vui đơn sơ. Thấy sự thay đổi nơi cô, người ta bắt đầu thắc mắc, “nếu như người cô thấy có phải là Mẹ Thiên Chúa không?” Benoite không biết về điều này, và cô không bao giờ dám hỏi người Thiếu Nữ đã cho cô tất cả niềm vui này, rằng Bà là ai?
Trước khi cho Benoite là bạn của Bà, và là người trao ban hồng ân của Bà, Đức Trinh Nữ đã gắn chặt linh hồn cô bé chăn chiên với Người, bằng sự lôi cuốn không thể khước từ. Thế rồi sau hai tháng yên lặng, Đức Mẹ đã làm cho cô trở nên người học trò, và bắt đầu nói để dạy, để thử và khuyến khích cô.
Đức Mẹ đã hạ mình xuống trình độ của một cô gái thất học miền rừng núi, Nữ Vương Thiên Đàng đã hạ mình xuống với những người thấp kém điều đó sẽ làm ngạc nhiên chúng ta, nếu chúng ta không biết rằng sự tốt lành của Mẹ Maria không có biên giới. Một ngày nọ, Người Mẹ dịu dàng của chúng ta mời Benoite an nghỉ bên cạnh Mẹ, và người con mệt mỏi này đã ngủ an bình trên tà áo choàng của Đức Trinh Nữ. Lần khác, giống như những người mẹ dạy con cái mình cầu nguyện, Mẹ dạy cô lập lại từng chữ, đọc kinh cầu Đức Mẹ Loreto, và ra chỉ thị cho cô về dạy cho các cô gái ở làng Saint Étienne, và đi nhà thờ với họ mỗi tối để ca hát ở đó.
Với sự dịu hiền và kiên nhẫn của một người mẹ, Đức Mẹ đã uốn nắn cô từ từ trong viễn ảnh sứ mệnh tương lai của Mẹ dành cho cô. Cô gái ngoan đạo vẫn chưa quen thuộc, không lay chuyển và thiếu kiên nhẫn. Trước khi Đức Trinh Nữ tự mình tiết lộ danh tánh của Mẹ, Mẹ bắt đầu cho Benoite trong vai trò mà cô sẽ thi hành suốt cuộc đời của cô: đó là làm việc để hoán cải những người tội lỗi qua cầu nguyện, hy sinh và một ơn gọi đặc biệt --- sự cổ võ (hoán cải tội lỗi), vì Thiên Chúa đã ban cho cô một đặc sủng đọc thấu các tâm hồn người ta. Vì vậy, cô được giao cho những công việc quan trọng cải sửa các linh hồn, và tiết lộ tình trạng bi thảm của họ cho họ biết. Khi cần thiết, cô nhắc nhở họ về những tội đã quên hay che dấu không thấy, và khuyến khích họ thánh tẩy về những tội đó.
Một sự hoán cải nổi bật giữa các người khác đã xảy ra để xác tín không phải chỉ cho cuộc hiện ra, mà cho khả năng nhìn thấu suốt tâm hồn của cô. Bà chủ của Benoite, Bà Ralland, một người đàn bà không có thích thú gì về tôn giáo, đã muốn chính bà được thấy điều gì đã đang xảy ra ở nơi có các cuộc hiện ra. Một ngày nọ trước bình minh, bà đã bí mật đi tới hang đá, rồi bà đi vào trước cả Benoite, và núp đàng sau một hòn đá để xem. Khi Benoite đến, một vài phút sau, cô thấy Người Thiếu Nữ đẹp tuyệt vời xuất hiện.
Mẹ Maria nói:
- Bà chủ của con ở kia kìa, đang núp sau một hòn đá. Hãy nói với bà đừng chửi thề với danh Chúa Giêsu, bởi vì nếu bà ta cứ làm như thế, thì sẽ không có thiên đàng dành cho bà: Lương tâm của bà đang ở trong tình trạng tồi tệ. Bà cần đi xưng tội”.
Bà chủ của Benoite nghe được tất cả, đã khóc sướt mướt hứa sửa đổi đời sống. Và bà đã giữ lời hứa của mình.
Tin tức về các cuộc hiện ra bắt đầu lan tràn. Người ta bắt đầu nói về những cuộc hiện ra ấy ở khắp nơi. Nhiều người đã tin, nhưng một số khác thì hoài nghi, và đối xử với cô bé chăn chiên như là một nhà thần bí giả hình. Trong số những người ủng hộ Benoite là một cô bé thuộc cộng đoàn St Stephen, cũng giống như Benoite, cô yêu mến Mẹ Maria với hết cả trái tim. Để tổng kết những lại gì đã nói ở trên, Đức Trinh Nữ nói với cô:
- Hãy nói với các cô gái ở cộng đoàn St. Stephen hát bài kinh cầu Đức Mẹ Đồng Trinh vào mỗi buổi tối trong nhà thờ, với phép của bề trên, và con sẽ thấy họ sẽ làm điều đó”.
Quả thực, khi những cô gái đã học bài học của họ, kinh cầu được xướng hát lên mỗi tối với lòng sùng kính lớn lao. Điều đáng lưu ý để nêu ra ở đây, đó là cộng đoàn Laus ở trong địa phận Embrun. Từ năm 1638, năm tận hiến nước Pháp cho Mẹ Maria do Vua Louis thứ XIII ban hành, kinh cầu Đức Mẹ Loreto được xướng hát thường xuyên trong nhà thờ chính tòa Embrun.
Những tin tức về các cuộc hiện ra được loan truyền rộng rãi. Quan tòa Francois Grimaud của vùng thung lũng Avancon, một người Công giáo thuần thành và là người có đức độ, đã quyết định mở cuộc điều tra. Sau cuộc điều tra kỹ lưỡng, ông kết luận rằng Benoite chưa hề hỏi người Phụ Nữ tiết lộ danh tánh của mình, cũng như Người Phụ Nữ chưa nói ra. Theo yêu cầu của quan tòa, dù rằng điều này chính cô đã phải trả giá rất lớn, Benoite bị ép buộc để hỏi:
- Người Phụ Nữ tốt lành của con ơi, con và tất cả mọi người ở đây nóng lòng muốn biết Bà là ai. Bà có phải là Mẹ của Thiên Chúa tốt lành không? Xin vui lòng thương xót nói cho con đi, và chúng con sẽ xây một nhà nguyện để tôn kính Ngài.
Người hiện ra từ thiên đàng trả lời rằng không cần thiết phải xây cái gì ở nơi đây, bởi vì Bà đã chọn một nơi khác đúng ý hơn. Và rồi, Benoite đã không thấy Người Phụ Nữ từ thiên đàng nguyên cả tháng trời. Điều này đã khiến cho cô rơi vào tình trạng buồn rầu khôn tả, mà nếu không có sự trợ giúp từ thiên đàng, cô đã không thể sống được.
Vào ngày 29/9/1664, ở bên kia bờ suối, giữa đường dẫn đến Laus, cô gái đã nhận ra Đức Trinh Nữ và nói với Mẹ:
- Ôi, Mẹ tốt lành! Tại sao Mẹ nỡ lấy đi niềm vui được thấy Mẹ quá lâu như thế?
Và cô lội qua con suối ngập nước đến sấp mình dưới chân Nữ Vương thiên đàng. Đức Trinh Nữ trả lời thế này:
- Kể từ bây giờ trở đi, con chỉ thấy Mẹ trong nhà nguyện ở Laus mà thôi.
Và Mẹ Maria chỉ cho cô gái con đường đi lên và đi qua ngọn đồi dẫn tới Laus, một ngôi làng mà cô bé đã nghe nói đến, nhưng chưa bao giờ đặt chân tới viếng thăm, vì cô thực sự sống ở làng St Étienne d’Avancon.
Vào năm 1640, một số người đạo đức đã xây một nhà nguyện nhỏ để kính Đức Mẹ của Cuộc Gặp Gỡ Tốt Lành nằm sâu nơi vắng vẻ của Laus. Họ đã làm với mục đích để tụ họp cầu nguyện khi mực nước dâng cao khiến họ không thể tới nhà thờ giáo xứ ở Saint Etienne. Bên ngoài nhà nguyện lợp mái lá khô nhìn giống như những căn nhà nhỏ khác; chỉ lớn khoảng 2 mét vuông, có một bàn thờ thạch cao với hai chân nến bằng gỗ và một chén thánh. Đó là nơi Nữ Vương thiên đàng chờ đợi cô bé chăn chiên, như là một chuồng chiên bò Bethlehem mới.
Vì Benoite chưa được biết về nhà nguyện ấy, nên ngày hôm sau cô đi tìm kiếm rất lâu không thấy, nước mắt rơi dàn dụa. Cô đi từ nơi này đến nơi khác để tìm. Có khi đi lạc một lúc. Cô đã dừng chân trước mỗi căn nhà nghèo nàn trong làng, cố gắng ngửi hơi tìm “mùi nước hoa dịu dàng” (của Đức Mẹ). Cuối cùng, cô đã nhận ra mùi nước hoa gần một cánh cửa khép hờ của một căn nhà. Bước vào cô đã thấy Người Phụ Nữ đẹp tuyệt vời đang đứng trên một bàn thờ lấm bụi. Mẹ nói:
- Hỡi con gái của Mẹ, con đã tìm kiếm Mẹ mỏi mòn, nhưng con không nên khóc. Dù vậy, con đã làm hài lòng Mẹ vì đã không thiếu sự kiên nhẫn”.
Benoite khiêm nhường đón nhận lời nói của Mẹ, và rồi cô rất buồn nhận ra tình trạng thảm thương của bàn thờ. Cô nói:
- Người Phụ Nữ đáng kính ơi, Bà có muốn con trải tấm khăn của con dưới chân Bà không? Khăn rất là trắng.
Đức Mẹ trả lời:
- Không, chẳng bao lâu sẽ không có gì thiếu thốn ở đây cả - ngay cả áo lễ, khăn trải bàn thờ, hay nến đốt. Ta muốn một ngôi nhà thờ lớn xây ở nơi này, và một ngôi nhà cho một số linh mục thường trú. Ngôi nhà thờ sẽ xây để tôn kính Con yêu dấu của Ta và chính Ta nữa. Nơi này, nhiều người tội lỗi sẽ được hoán cải. Ta sẽ hiện ra với con thường xuyên ở nơi này”.
Benoite la lên:
- Xây nhà thờ? Ở đây làm gì có tiền để xây!
Đức Mẹ trả lời:
- Đừng lo lắng gì. Khi thời gian đã đến để xây, con sẽ tìm được tất cả những gì cần, và sẽ không còn bao lâu nữa đâu. Những đồng xu của người nghèo sẽ cung cấp tất cả. Chẳng có gì sẽ thiếu thốn.
Trong suốt mùa Đông năm 1664-1665, mặc dù cách 4 cây số đường ngăn cách làng Saint Etienne và ngôi nhà nguyện ở Laus, nhưng cô bé Benoite đã đến nơi ấy mỗi ngày. Và ở đó, Benoite thường được thấy Đức Trinh Nữ. Đức Mẹ nói với cô:
- Hãy cầu nguyện luôn cho những người tội lỗi. Có những lúc, Đức Mẹ nêu tên những người mà Đức Mẹ muốn cô cầu nguyện cho họ.
Bằng cách này, Đức Trinh Nữ đang uốn nắn Benoite cho sứ mệnh của ngài, đó là giúp các linh mục trong mục vụ Giải tội, và hoán cải những người tội lỗi. Vào năm 1665, Đức Trinh Nữ xin Benoite ngưng đi chăn chiên để tận hiến mình cho sứ mệnh của Mẹ. Đức Trinh Nữ nói với Benoite:
- Ta đã xin Con Ta cho Laus được ơn hoán cải những người tội lỗi, và Ngài đã ban cho Ta điều ấy.
Những lời của Mẹ Thiên Chúa được ứng nghiệm. Tin tức về các cuộc hiện ra tiếp tục được loan đi rộng rãi, các khách hành hương đến Laus tiếp tục gia tăng. Những hồng ân và phép lành được tuôn đổ xuống cho nhiều linh hồn. Người ta đến từng hàng trăm, rồi lên hàng ngàn ngàn để đến cầu nguyện nơi nhà nguyện nghèo nàn, xác xơ. Những sự chữa lành mọi căn bệnh xảy ra nhan nhãn, và những người tội lỗi được hoán cải rất đông. Vào ngày 25/3/1665, gần một năm sau cuộc hiện ra lần thứ nhất, đoàn người đông đảo tuôn đến ngôi nhà nguyện mà trước đây đã một thời hoang vắng. Cũng vào năm ấy, vào ngày 3/5/1665, ngày lễ kính Thánh Giá, 35 cộng đoàn đổ về nơi ấy, mỗi cộng đoàn đi sau một biểu ngữ dẫn đầu. Những bàn thờ và tòa giải tội phải dựng nên ngoài trời để đáp ứng lòng nhiệt thành của dân chúng. Các linh mục lân cận đến giúp một bàn tay cho linh mục Fraisse, cha sở giáo xứ Saint Etienne, và giải tội cho nhiều người.
Những người có thẩm quyền của Giáo phận cách khôn ngoan đã không tuyên bố một
quyết định nào, nhưng cho phép cử hành thánh lễ ở nơi nhà nguyện. Đó là khi
linh mục Canon Pierre Gaillard, phụ tá Giám mục Giáo phận Gap đến hiện trường.
Chẳng bao lâu sau đó, ngài trở thành giám đốc hành hương, và sau này ngài đã3
viết một số tường thuật thuộc thẩm quyền giáo hội. Từ việc tò mò dò dẫm vào
tháng 8, 1665, ngài đã xin và nhận được nhiều ơn lớn lao, khiến ngài xác tín
ngay lập tức tính chất xác thực của các cuộc hiện ra.
Thế nhưng khốn nỗi, Laus lại thuộc về Giáo phận Embrun vào lúc ấy. Là người đến từ Giáo phận Gap, linh mục Gaillard không có thẩm quyền để thông qua quyết định chính thức. Dựa trên những đề nghị của một số linh mục, ngài đã viết thư cho linh mục Antoine Lambert, phụ tá Giám mục Giáo phận Embrun, và yêu cầu ngài bắt đầu cuộc điều tra. Linh mục Lambert hầu như không có cảm tình về các cuộc hiện ra ở Laus, và ngài không hài lòng khi thấy những giáo dân rởi bỏ nơi hành hương cũ là Đức Mẹ Embrun. Ngài thì tin rằng các cuộc hiện ra với Benoite là trò của ma quỷ, và cô chỉ là một người tô son quét phấn thông thường.
Thế nhưng khốn nỗi, Laus lại thuộc về Giáo phận Embrun vào lúc ấy. Là người đến từ Giáo phận Gap, linh mục Gaillard không có thẩm quyền để thông qua quyết định chính thức. Dựa trên những đề nghị của một số linh mục, ngài đã viết thư cho linh mục Antoine Lambert, phụ tá Giám mục Giáo phận Embrun, và yêu cầu ngài bắt đầu cuộc điều tra. Linh mục Lambert hầu như không có cảm tình về các cuộc hiện ra ở Laus, và ngài không hài lòng khi thấy những giáo dân rởi bỏ nơi hành hương cũ là Đức Mẹ Embrun. Ngài thì tin rằng các cuộc hiện ra với Benoite là trò của ma quỷ, và cô chỉ là một người tô son quét phấn thông thường.
Vào ngày 14/9/1665, ngài đi đến Laus cùng với một số linh mục lỗi lạc, họ cũng
tương tự chẳng có cảm tình về các biến cố ở Laus, hy vọng là sẽ chấm dứt “trò
phù thuỷ” này, và chứng minh rằng Benoite có tội lường gạt thiên hạ, và để đóng
cửa nhà nguyện. Khi cô bé chăn chiên nghèo nàn nghe các linh mục ấy đã đến, cô
sợ hãi và cô muốn bỏ đi, thế nhưng Mẹ Thiên Chúa bảo đảm với cô:
- Đừng, hỡi con gái của Ta. Con không thể bỏ chạy. Con phải ở lại, vì con phải thi hành công lý đến những người của giáo hội. Họ sẽ khảo cung con từng người một, và cố gắng bắt bớ con bằng chính lời nói của con. Thế nhưng, đừng sợ hãi. Hãy nói với linh mục phụ tá Giám mục rằng ngài có thừa tác truyền phép làm cho Thiên Chúa phải từ trời xuống, do bởi quyền năng mà ngài đã lãnh nhận khi làm linh mục, thế nhưng ngài chẳng có mệnh lệnh nào đối với Mẹ Thiên Chúa.
Khi linh mục phụ tá Giám mục đặt chân đến Laus, ngài vào nhà nguyện cầu nguyện một lát và triệu hồi cô bé chăn chiên đến. Trợ giúp bởi những người bạn đồng hành, ngài chất vấn Benoite một cách ngạo mạn, cố ý gài bẫy cô, và làm cho cô mâu thuẫn với chính mình. Cô vẫn giữ bình tĩnh và trả lời vị linh mục cách giản dị và bình tĩnh. Những lời của cô minh bạch và rất cương quyết. Vị linh mục phụ tá Giám mục nói cách nghiêm nghị:
- Đừng nghĩ là tôi tới đây để cho phép các thị kiến và ảo thuật của cô, và tất cả những điều kỳ lạ đang được người ta nói về cô, và về nơi này. Sự xác tín của tôi cũng như của mọi người với lý lẽ bình thường là những thị kiến của cô là giả tạo. Thêm vào đó, tôi sẽ đóng cửa nhà nguyện này, và cấm những việc sùng kính. Còn với cô, cô chỉ có nước trở về nhà.
Theo sự khích lệ của Đức Trinh Nữ, cô bé chăn chiên trả lời vị linh mục:
- Thưa ngài, mặc dù ngài có lời truyền phép dâng lên Thiên Chúa mỗi buổi sáng, và làm cho Chúa phải ngự đến nơi bàn thờ, nhờ quyền năng ngài nhận được khi là linh mục, nhưng ngài chẳng có mệnh lệnh nào như thế đối với Mẹ Thiên Chúa, Mẹ làm là vì Mẹ hài lòng ở đây.
Cảm phục bởi những lời nói ấy, vị linh mục phụ tá Giám Mục trả lời:
- Vậy nếu như những điều người ta đang nói là sự thật, thì cô hãy cầu nguyện với Mẹ cho tôi thấy sự thật bằng một dấu chỉ hay phép lạ, và tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm, để hoàn thành ước nguyện của Đức Mẹ. Thế nhưng lần nữa, hãy cẩn thận những điều này không phải là những trò ảo thuật, và những hiệu quả của sự tưởng tượng để đánh lừa thiên hạ đâu nhé. Và nếu như thế tôi sẽ trừng phạt cô đích đáng tội đã lường gạt những người tin tưởng vào cô. Tôi sẽ dập tắt mọi sự lạm dụng với tất cả quyền hành của tôi.
- Đừng, hỡi con gái của Ta. Con không thể bỏ chạy. Con phải ở lại, vì con phải thi hành công lý đến những người của giáo hội. Họ sẽ khảo cung con từng người một, và cố gắng bắt bớ con bằng chính lời nói của con. Thế nhưng, đừng sợ hãi. Hãy nói với linh mục phụ tá Giám mục rằng ngài có thừa tác truyền phép làm cho Thiên Chúa phải từ trời xuống, do bởi quyền năng mà ngài đã lãnh nhận khi làm linh mục, thế nhưng ngài chẳng có mệnh lệnh nào đối với Mẹ Thiên Chúa.
Khi linh mục phụ tá Giám mục đặt chân đến Laus, ngài vào nhà nguyện cầu nguyện một lát và triệu hồi cô bé chăn chiên đến. Trợ giúp bởi những người bạn đồng hành, ngài chất vấn Benoite một cách ngạo mạn, cố ý gài bẫy cô, và làm cho cô mâu thuẫn với chính mình. Cô vẫn giữ bình tĩnh và trả lời vị linh mục cách giản dị và bình tĩnh. Những lời của cô minh bạch và rất cương quyết. Vị linh mục phụ tá Giám mục nói cách nghiêm nghị:
- Đừng nghĩ là tôi tới đây để cho phép các thị kiến và ảo thuật của cô, và tất cả những điều kỳ lạ đang được người ta nói về cô, và về nơi này. Sự xác tín của tôi cũng như của mọi người với lý lẽ bình thường là những thị kiến của cô là giả tạo. Thêm vào đó, tôi sẽ đóng cửa nhà nguyện này, và cấm những việc sùng kính. Còn với cô, cô chỉ có nước trở về nhà.
Theo sự khích lệ của Đức Trinh Nữ, cô bé chăn chiên trả lời vị linh mục:
- Thưa ngài, mặc dù ngài có lời truyền phép dâng lên Thiên Chúa mỗi buổi sáng, và làm cho Chúa phải ngự đến nơi bàn thờ, nhờ quyền năng ngài nhận được khi là linh mục, nhưng ngài chẳng có mệnh lệnh nào như thế đối với Mẹ Thiên Chúa, Mẹ làm là vì Mẹ hài lòng ở đây.
Cảm phục bởi những lời nói ấy, vị linh mục phụ tá Giám Mục trả lời:
- Vậy nếu như những điều người ta đang nói là sự thật, thì cô hãy cầu nguyện với Mẹ cho tôi thấy sự thật bằng một dấu chỉ hay phép lạ, và tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm, để hoàn thành ước nguyện của Đức Mẹ. Thế nhưng lần nữa, hãy cẩn thận những điều này không phải là những trò ảo thuật, và những hiệu quả của sự tưởng tượng để đánh lừa thiên hạ đâu nhé. Và nếu như thế tôi sẽ trừng phạt cô đích đáng tội đã lường gạt những người tin tưởng vào cô. Tôi sẽ dập tắt mọi sự lạm dụng với tất cả quyền hành của tôi.
Benoite khiêm nhường cám ơn linh mục và hứa sẽ cầu nguyện theo như ý chỉ của vị
linh mục. Linh mục Fraisse, chánh xứ cộng đoàn Saint Étienne, quan tòa Francois
Grimaud và linh mục Pierre Gaillard cũng chất vấn cô. Vị linh mục phụ tá Giám
Mục thay vì đóng cửa nhà nguyện, thì đã làm bản kiểm kê chi tiết, và đồng thời
viết một bản tường trình dài về mục vụ thăm viếng của ngài. Ngài đã dự tính rời
nơi đó vào buổi tối, thế nhưng mưa tầm tã buộc ngài phải ở lại thêm hai ngày
nữa. Đức Trinh Nữ đã sắp đặt điều này, để ngài chứng kiến một phép lạ đặc biệt.
Có một bà nổi tiếng trong vùng tên là Catherine Vial đã khổ sở vì mắc chứng bệnh co thắt giây thần kinh ở chân đã sáu năm qua. Cả hai chân bẻ cong ra phía sau, và như là bó lấy thân thể bà. Không có cố gắng nào có thể tách rời hai chân ra được. Chứng bệnh của bà đã được tuyên bố là không chữa được bởi hai bác sĩ giải phẫu lỗi lạc. Đến với Laus cùng với mẹ của bà để làm tuần cửu nhật, bà là người chú ý đáng thương, khom mình cả ngày trong nhà nguyện. Vào khoảng nửa đêm ngày cuối cùng của tuần cửu nhật, bà tự nhiên cảm thấy chân bà xoãi ra, và bắt đầu cử động được. Bà đã được chữa lành.
Có một bà nổi tiếng trong vùng tên là Catherine Vial đã khổ sở vì mắc chứng bệnh co thắt giây thần kinh ở chân đã sáu năm qua. Cả hai chân bẻ cong ra phía sau, và như là bó lấy thân thể bà. Không có cố gắng nào có thể tách rời hai chân ra được. Chứng bệnh của bà đã được tuyên bố là không chữa được bởi hai bác sĩ giải phẫu lỗi lạc. Đến với Laus cùng với mẹ của bà để làm tuần cửu nhật, bà là người chú ý đáng thương, khom mình cả ngày trong nhà nguyện. Vào khoảng nửa đêm ngày cuối cùng của tuần cửu nhật, bà tự nhiên cảm thấy chân bà xoãi ra, và bắt đầu cử động được. Bà đã được chữa lành.
Buổi sáng hôm sau, bà đã vào nhà nguyện với sức lực của bà (chứ không phải nhờ
ai) trong khi linh mục phụ tá Giám Mục đang cử hành thánh lễ. Sự hiện diện của
bà đã làm khuấy động cả nhà thờ khi mọi người la lên: Phép lạ! Phép lạ!
Catherine Vial đã được chữa lành. Đánh động đến rơi lệ, linh mục Lambert đã
phải khó khăn lắm mới có thể hoàn tất thánh lễ. Linh mục Gaillard, người đang
phục vụ đã viết: Tôi là chứng nhân trung tín về tất cả những điều đã xảy ra. Và
vị linh mục phụ tá Giám mục đã tuyên bố:
- Có một điều gì siêu nhiên đang xảy ra ở nhà nguyện ấy. Vâng, có bàn tay của Thiên Chúa ở đây!
Cha Lambert thẩm vấn người đàn bà đã được chữa khỏi bệnh, và viết một bảo tường trình chính thức về phép lạ đó. Sau đó, ngài xin mọi người vào nhà nguyện để hát bài Te Deum và kinh cầu Đức Mẹ Đồng Trinh. Ngài chỉ định hai linh mục trẻ làm tuyên uý cho Laus: cha Jean Peytieu, người đã qua đời vì kiệt sực ở tuổi 49 sau 24 năm mục vụ hoàn toàn tận hiến để giúp các linh hồn, và cha Pierre Gaillard, người đã thi hành mục vụ là giám đốc hành hương trong 50 năm. Cha Barthelemy Hermitte được chỉ định là phụ tá, và đã phục vụ 28 năm cho đến lúc qua đời. Vị linh mục phụ tá Giám Mục quyết định bằng việc cho phép xây một nhà thờ như Đức Trinh Nữ yêu cầu.
Căn nhà nguyện nhỏ ở Laus nơi mà chỉ có thể chứa khoảng 10 đến 12 người đã trở nên cần thiết để thay thế với một nhà thờ lớn hơn. Việc xây cất và tài trợ căn nhà thờ đó cấu tạo một phần của “kỳ công của Laus”. Mặc dù không có nguồn tài trợ nào cả, việc xây cất được cam kết gánh vác với lòng nhiệt thành lớn lao. Nó vượt trên tất cả dân nghèo, những người nhỏ bé đã gánh lấy thách đố, và gặp nhiều gian nan bởi những con đường dẫn đến nơi đó không thể sử dụng được. Dân làng và nhiều khách hành hương đi đến Laus đã mỗi người mang một hay nhiều hòn đá từ con suối và vác đến nơi xây cất. Ngay cả các trẻ nhỏ cũng tự mình mang những hòn đá đến. Mọi người ai nấy đều muốn đóng góp một cái gì đó, cho dù là vật chất hay tiền bạc. Phải mất đến một năm mới có thể thu lượm được những vật liệu cần thiết. Cám ơn sự bền bỉ của cha Gaillard, việc xây cất được thi hành theo như chỉ thị của Đức Mẹ đã ban cho Benoite. Nhờ uy tín, kinh nghiệm của những người có trách nhiệm, nhà nguyện Notre Dame de Bon Rencontre đã được nối kết vào khung sườn nhà thờ, và trở nên chỗ cho ca đoàn của nhà thờ mới.
Vào ngày 7/10/1666, ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, cha Gaillard đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ và các linh mục dòng Đaminh từ Gap chủ toạ một cuộc rước của đoàn người hành hương rất dài. Cũng vào biến cố này, Benoite đã trở thành một hội viên Dòng Ba Đaminh. Kể từ đó, cô mang khăn choàng và áo dài, và người ta bắt đầu gọi cô là “chị Benoite”. Cha Gaillard trực tiếp điều khiển việc xây cất. Benoite thì xem xét mọi sự và động viên các thợ xây. Chị sửa soạn bữa ăn, cầu nguyện cho họ, và đôi lúc nói những lời cứu rỗi với họ, thỉnh thoảng chị thêm vào một lời góp ý để tránh những tai nạn xảy ra. Kết quả của việc này là qua thời gian xây cất, không có một lời phỉ báng hay tai nạn nào xảy ra. Trong khoảng 4 năm, nhà thờ được hoàn tất. Một nhà sử học thời ban đầu đã viết: “Nhà thờ Đức Mẹ Laus (Đức Mẹ Hồ Lụa) được xây với tiếng hát của những bài thánh vịnh và thánh thi. Những bàn tay của dân nghèo đã thu lượm những vật liệu, quyên góp, đào nền móng, ý Chúa dựng nên những bức tường, và tin tưởng vào Thiên Chúa, những nhà sử học tiên khởi của Laus đã đồng thanh tường thuật về mùi thơm dịu dàng từ thiên đàng ở nơi đó. Họ nói về điều đó vì biến cố công cộng xảy ra được nhiều người đã chứng nhận. Những mùi thơm này có khi rất mạnh, đến nỗi mùi ấy lan tỏa ra từ nhà nguyện đến khắp cả thung lũng.
Quan tòa Francois Grimaud chứng nhận: trong mùa Phục Sinh 1666, tôi đã ngửi thấy một mùi thơm rất dịu dàng trong khoảng 7 phút. Tôi chưa bao giờ ngửi được như thế bao giờ trong đời của tôi, và nó cho tôi một sự hài lòng sâu thẳm mà tôi rất thích thú. Sự kiện này cũng có liên tới sự kiện từ ngày 24/3 đến hết tháng 5 năm 1690, nhà thờ Laus có mùi thơm lan tỏa khắp nhà thờ mà mọi khách hành hương đều chứng nhận như thế. Vào năm 1716, bởi vì đã được ngửi thấy mùi thơm dịu dàng này, Honore Pela, một thợ điêu khắc ở Gap, đã dâng tặng một bức tượng rất đẹp bằng đá hoa cương hình Đức Trinh Nữ và Hài Nhi. Mùi thơm kỳ diệu này vẫn còn thỉnh thoảng được ngửi thấy bởi khách hành hương ngày hôm nay. Để tránh việc có thể bị lường gạt, hoa không được phép dâng ở tượng đài.
Chị Benoite đã ngửi những mùi thơm này từ nguồn gốc nguyên thuỷ (từ Đức Mẹ). Sổ tay của Laus tường thuật: “Mỗi khi Đức Trinh Nữ ban cho chị cuộc viếng thăm, người ta ngửi thấy một mùi thơm thiên đàng bay tỏa khắp cả nhà thờ. Có khi áo quần của cô bé chăn chiên thấm đậm các mùi thơm thiên đàng lâu đến 8 ngày. Những mùi thơm siêu nhiên này thật là dịu dàng và dễ chịu đã nâng linh hồn người ta lên, và vượt quá tất cả những mùi thơm nước hoa ở trần gian có thể cho. Bất cứ khi nào Benoite trở về sau khi ở với Đức Mẹ, mặt cô trở nên sáng chói, giống như mặt Môsê khi xuống núi Sinai ngày xưa. Sau đó cô quỳ, đọc kinh cầu Đức Mẹ Đồng Trinh, và rồi nghỉ ngơi cho đến hết ngày, cô không thể ăn gì.
- Có một điều gì siêu nhiên đang xảy ra ở nhà nguyện ấy. Vâng, có bàn tay của Thiên Chúa ở đây!
Cha Lambert thẩm vấn người đàn bà đã được chữa khỏi bệnh, và viết một bảo tường trình chính thức về phép lạ đó. Sau đó, ngài xin mọi người vào nhà nguyện để hát bài Te Deum và kinh cầu Đức Mẹ Đồng Trinh. Ngài chỉ định hai linh mục trẻ làm tuyên uý cho Laus: cha Jean Peytieu, người đã qua đời vì kiệt sực ở tuổi 49 sau 24 năm mục vụ hoàn toàn tận hiến để giúp các linh hồn, và cha Pierre Gaillard, người đã thi hành mục vụ là giám đốc hành hương trong 50 năm. Cha Barthelemy Hermitte được chỉ định là phụ tá, và đã phục vụ 28 năm cho đến lúc qua đời. Vị linh mục phụ tá Giám Mục quyết định bằng việc cho phép xây một nhà thờ như Đức Trinh Nữ yêu cầu.
Căn nhà nguyện nhỏ ở Laus nơi mà chỉ có thể chứa khoảng 10 đến 12 người đã trở nên cần thiết để thay thế với một nhà thờ lớn hơn. Việc xây cất và tài trợ căn nhà thờ đó cấu tạo một phần của “kỳ công của Laus”. Mặc dù không có nguồn tài trợ nào cả, việc xây cất được cam kết gánh vác với lòng nhiệt thành lớn lao. Nó vượt trên tất cả dân nghèo, những người nhỏ bé đã gánh lấy thách đố, và gặp nhiều gian nan bởi những con đường dẫn đến nơi đó không thể sử dụng được. Dân làng và nhiều khách hành hương đi đến Laus đã mỗi người mang một hay nhiều hòn đá từ con suối và vác đến nơi xây cất. Ngay cả các trẻ nhỏ cũng tự mình mang những hòn đá đến. Mọi người ai nấy đều muốn đóng góp một cái gì đó, cho dù là vật chất hay tiền bạc. Phải mất đến một năm mới có thể thu lượm được những vật liệu cần thiết. Cám ơn sự bền bỉ của cha Gaillard, việc xây cất được thi hành theo như chỉ thị của Đức Mẹ đã ban cho Benoite. Nhờ uy tín, kinh nghiệm của những người có trách nhiệm, nhà nguyện Notre Dame de Bon Rencontre đã được nối kết vào khung sườn nhà thờ, và trở nên chỗ cho ca đoàn của nhà thờ mới.
Vào ngày 7/10/1666, ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, cha Gaillard đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ và các linh mục dòng Đaminh từ Gap chủ toạ một cuộc rước của đoàn người hành hương rất dài. Cũng vào biến cố này, Benoite đã trở thành một hội viên Dòng Ba Đaminh. Kể từ đó, cô mang khăn choàng và áo dài, và người ta bắt đầu gọi cô là “chị Benoite”. Cha Gaillard trực tiếp điều khiển việc xây cất. Benoite thì xem xét mọi sự và động viên các thợ xây. Chị sửa soạn bữa ăn, cầu nguyện cho họ, và đôi lúc nói những lời cứu rỗi với họ, thỉnh thoảng chị thêm vào một lời góp ý để tránh những tai nạn xảy ra. Kết quả của việc này là qua thời gian xây cất, không có một lời phỉ báng hay tai nạn nào xảy ra. Trong khoảng 4 năm, nhà thờ được hoàn tất. Một nhà sử học thời ban đầu đã viết: “Nhà thờ Đức Mẹ Laus (Đức Mẹ Hồ Lụa) được xây với tiếng hát của những bài thánh vịnh và thánh thi. Những bàn tay của dân nghèo đã thu lượm những vật liệu, quyên góp, đào nền móng, ý Chúa dựng nên những bức tường, và tin tưởng vào Thiên Chúa, những nhà sử học tiên khởi của Laus đã đồng thanh tường thuật về mùi thơm dịu dàng từ thiên đàng ở nơi đó. Họ nói về điều đó vì biến cố công cộng xảy ra được nhiều người đã chứng nhận. Những mùi thơm này có khi rất mạnh, đến nỗi mùi ấy lan tỏa ra từ nhà nguyện đến khắp cả thung lũng.
Quan tòa Francois Grimaud chứng nhận: trong mùa Phục Sinh 1666, tôi đã ngửi thấy một mùi thơm rất dịu dàng trong khoảng 7 phút. Tôi chưa bao giờ ngửi được như thế bao giờ trong đời của tôi, và nó cho tôi một sự hài lòng sâu thẳm mà tôi rất thích thú. Sự kiện này cũng có liên tới sự kiện từ ngày 24/3 đến hết tháng 5 năm 1690, nhà thờ Laus có mùi thơm lan tỏa khắp nhà thờ mà mọi khách hành hương đều chứng nhận như thế. Vào năm 1716, bởi vì đã được ngửi thấy mùi thơm dịu dàng này, Honore Pela, một thợ điêu khắc ở Gap, đã dâng tặng một bức tượng rất đẹp bằng đá hoa cương hình Đức Trinh Nữ và Hài Nhi. Mùi thơm kỳ diệu này vẫn còn thỉnh thoảng được ngửi thấy bởi khách hành hương ngày hôm nay. Để tránh việc có thể bị lường gạt, hoa không được phép dâng ở tượng đài.
Chị Benoite đã ngửi những mùi thơm này từ nguồn gốc nguyên thuỷ (từ Đức Mẹ). Sổ tay của Laus tường thuật: “Mỗi khi Đức Trinh Nữ ban cho chị cuộc viếng thăm, người ta ngửi thấy một mùi thơm thiên đàng bay tỏa khắp cả nhà thờ. Có khi áo quần của cô bé chăn chiên thấm đậm các mùi thơm thiên đàng lâu đến 8 ngày. Những mùi thơm siêu nhiên này thật là dịu dàng và dễ chịu đã nâng linh hồn người ta lên, và vượt quá tất cả những mùi thơm nước hoa ở trần gian có thể cho. Bất cứ khi nào Benoite trở về sau khi ở với Đức Mẹ, mặt cô trở nên sáng chói, giống như mặt Môsê khi xuống núi Sinai ngày xưa. Sau đó cô quỳ, đọc kinh cầu Đức Mẹ Đồng Trinh, và rồi nghỉ ngơi cho đến hết ngày, cô không thể ăn gì.
Một ngày nọ vào mùa đông năm 1665, Benoite được Đức Mẹ khuyên mời những người
bệnh tật đến để xức dầu cho những thành viên khốn khổ của họ. Đức Mẹ nói với cô
rằng:
- Nếu họ lấy dầu từ ngọn đèn chầu trong nhà nguyện và xức dầu trên họ, và nếu họ trông cậy vào sự cầu bầu của Đức Mẹ và có đức tin, họ sẽ được chữa lành. Thiên Chúa đã ban cho Mẹ đến nơi này để giúp hoán các linh hồn tội lỗi.
Dầu từ ngọn đèn cháy ở cung thánh trước Thánh Thể Chúa, và sự hiện diện từ mẫu của Đức Trinh Nữ hiện ra ở nơi đó đối với Laus cũng giống như nước suối ở Lộ Đức vậy. Sự chữa lành về thể xác và luân lý được ban cho nhiều người qua việc xức dầu thánh này với lòng tin. Một số lượng dầu thường được lấy từ ngọn đèn để cho các khách hành hương dùng, và hiệu quả của nó vẫn còn hiệu lực đến ngày hôm nay. Tưởng cũng nên nhắc đến nguyện đường Thánh Giuse ở Montreal, Canada cũng dùng dầu từ đèn cung thánh để chữa lành bệnh nhân, và các cửa hàng ở nơi đây cũng bán dầu Thánh Giuse cho khách hành hương mua về sử dụng.
Hơn bất cứ chỗ nào khác, chính nơi nguyện đường được chúc phúc này, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Benoite ít nhất một tháng một lần trong khoảng 54 năm, và ở nơi này Mẹ Maria đã dùng sứ giả của Mẹ là khí cụ để hoán cải các người tội lỗi. Trung thành với sứ mệnh của mình, Benoite không bao giờ ngưng cầu nguyện, chịu đau khổ hy sinh, và cỗ võ mọi người. Đối với nhiều người, không có gì khó hơn là việc đi xưng tội. Thay vì nhìn nhận tội lỗi của mình xưng thú với linh mục để nhận được ơn tha tội, nhiều linh hồn không còn giữ đạo và lãnh các Bí tích để rồi chìm sâu trong dòng tội lỗi. Vì thương xót cho những người con tội lỗi của Mẹ, Đức Trinh Nữ Maria đã ban cho Benoite ơn đặc biệt đọc thấu các linh hồn (nhìn thấu tâm hồn tội lỗi của họ). Về sau này, thánh Gioan Mary Vianney và sau nữa là thánh Padre Pio cũng nhận được đặc sủng giống như thế để hoán cải tâm hồn người tội lỗi.
Được sự khuyến khích nâng đỡ từ thiên đàng, Benoite khuyên những người tội lỗi xét lương tâm của họ theo thứ tự; chị soi sáng cho những người không nhận ra tội lỗi và nếu cần, tiết lộ những tội đã quên hay che dấu. Chị nói, chị có thể thấy lương tâm người ta như chúng ta nhìn vào gương soi vậy, tất cả cùng một lúc. Chị tiết lộ những lầm lỗi, đau buồn và những tội nhẹ hơn, những nguyên do che dấu, đạo đức giả và lỗi lầm thường phạm phải mà không biết. Chị đòi hỏi sự đơn sơ ngay thật, tinh tuyền của linh hồn, khiêm nhường, và ý chí kiên quyết để biến đổi. Chị còn kéo những người không ở trong tình trạng đón nhận ân sủng (sạch tội) xuống khỏi thềm rước lễ. Benoite có lúc phải nói những lời nhận định, và nói những điều không lọt tai nghe, thế nhưng chị rất tử tế và dễ mến khiến người ta rất biết ơn chị. Sau khi nói chuyện với chị, họ quyết tâm thanh tẩy mọi khía cạnh lương tâm của họ để sửa đổi đời sống của họ. Công việc khó khăn nhất của chị là khiển trách hay khuyến cáo những tâm hồn nhất định nào đó theo chỉ thị của Đức Mẹ. Khi chị trì hoãn nhiệm vụ này, Đức Trinh Nữ cũng trì hoãn sự hiện ra với chị. Không phải thị nhân thánh thiện kiêu ngạo chống lại Đức Mẹ, nhưng là chị quá khiêm nhường và đơ sơ trong sự mọn hèn đó, mà chị xem mình không xứng đáng với nhiệm vụ ấy. Có lần một linh mục hỏi chị tại sao chị tại sao chị lại hành động như chị đã làm. Chị trả lời:
- Mẹ Thiên Chúa ra lệnh cho con làm việc đó với thái độ rất dịu dàng, khiến con không tin là Mẹ thực sự muốn như thế. Và khi con thất trung, Đức Mẹ hiền từ của con sửa đổi con, nhưng không giận dữ. Bởi vì sự ngượng ngùng mà con cảm thấy trong việc răn bảo người khác, con thường chờ đợi một mệnh lệnh thứ nhì, và rồi con mới vâng theo”. Không phải chỉ là việc đặt câu hỏi với người tội lỗi – nhưng chị còn hướng dẫn linh mục giải tội của họ nữa.
Với các linh mục, chị cho họ biết sự thiếu sáng suốt, thiếu khôn ngoan trong việc đặt câu hỏi với người xưng tội, về thái độ thờ ơ, làm việc miễn cưỡng. Liên quan tới một thầy tu luôn luôn thuyên chuyển, chị nói: “Hãy để thầy ở nơi đang ở. Đó là nơi thầy sẽ tìm ra sự cứu rỗi của mình, nhưng thầy phải trung thành với ân huệ của Thiên Chúa”. Chị có thể thấy mức độ các linh mục trên bàn thờ chiếu sáng với ánh sáng hay lu mờ tuỳ theo tình trạng lương tâm của các ngài, và chị có thể sẽ khuyên nhủ vị linh mục này. Một linh mục ở Emburn nói:
- Bạn không thể ở trong nhà nguyện đó mà không run sợ, nếu lương tâm của bạn không được rõ ràng.
Đức Trinh Nữ, về phần của Mẹ, không bỏ qua những thất bại của sứ giả của Mẹ. Mẹ cố vấn và sửa đổi chị:
- Hãy thực lòng, hỡi con gái của Mẹ. Hãy kiên nhẫn… Hãy làm bổn phận của con cách vui vẻ… Đừng mang hận thù với những kẻ thù địch ở Laus… Đừng xao xuyến và chán nản về điều đó nếu như người ta không gặt hái ích lợi gì từ lời khuyên nhủ của con… Đừng để bị quấy rầy trước những cám dỗ, những linh khí hữu hình và vô hình hay những vấn nạn trần thế… Phấn đấu đừng quên sự hiện diện của Thiên Chúa, vì những ai có chút đức tin thì chẳng dám cả gan chống lại Thiên Chúa.
Cô gái chăn chiên hèn mọn không thể yêu mến Mẹ Maria, mà không có tình yêu sâu đậm với Chúa Giêsu, Thánh Tử của Mẹ. Mẹ đã chọn Ngài là Đức Lang Quân của linh hồn Mẹ, và Mẹ đói khát được chịu khổ với Ngài để hoán cải những người tội lỗi. Có một cây Thánh giá nhìn xuống Avacon tại lối vào của viền thung lũng Laus. Benoite xuống đó cầu nguyện mỗi ngày, ngay cả khi mưa gió và tuyết rơi. Quỳ xuống, chị nhìn lên Đấng Cứu Độ của chúng ta trên Thánh giá và tâm can chị mềm chảy với tình yêu và lòng thương cảm khi nghĩ tới tất cả những gì Ngài đã làm để cứu độ nhân loại. Để ban thưởng cho chị, Đấng Cứu độ của chúng ta hiện ra với chị trong hiện thực sống động của sự đau khổ của Ngài. Chị đã thấy Ngài chịu đóng đinh, chảy máu và trong đau đớn, với các thương tích nơi bàn tay, bàn chân và cạnh sườn Ngài, và các vết thương bị đánh đòn hằn trên thân xác. Cưu mang nhiều buồn sầu, chị nói:
- Ôi, Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa tiếp tục cho con thấy như thế này trong một chốc lát nữa, con sẽ chết mất thôi.
Việc nhìn thấy sự đau khổ của Chúa Giêsu làm cho chị buồn sầu tột độ, đến nỗi một ngày kia thiên thần bản mệnh của chị đến an ủi chị, nói rằng:
- Đừng xao xuyến, hỡi chị. Mặc dù Thầy của chúng ta hiện ra với chị trong tình trạng như thế. Ngài không có đau đớn gì hết. Đó chỉ là để cho chị thấy Ngài đã đau khổ vì yêu nhân loại là dường nào.
Thế nhưng, những lời này chẳng an ủi được chị. Sự thật là Thầy nhân từ và dịu dàng của chị đã chịu đau đớn trong tình trạng ấy, và vượt đến phạm vi đủ để chị cảm thấy xót thương.
Vào thứ Sáu ngày 7/7/1673, Chúa Giêsu với hình hài chảy máu nói với chị:
- Hỡi con gái của Ta, Ta tỏ mình ra cho con thấy chính Ta trong tình trạng như thế, để con có thể tham dự vào những đau buồn của cuộc thương khó của Ta.
Kể từ ngày đó, mỗi tuần khoảng thời gian từ thứ Năm đến thứ sáng Bảy, chị đã chịu đau khổ của cuộc đóng đinh cách huyền nhiệm. Sự đau đớn hàng tuần này kéo dài 15 năm, với 2 năm bị gián đoạn từ năm 1677-1679, khi Benoite lo cơm nước cho những người thợ xây làm nhà ở cho các linh mục ở. Vào tháng 11/1679, cuộc đóng đinh huyền nhiệm lại tái diễn khi chị cầu nguyện dưới chân Thánh Giá ở Avancon.
Những kẻ chống đối ở Laus, kể cả một số linh mục, xem những biến cố chịu đau đớn cuộc đóng đinh này như là những đợt tái diễn của căn bệnh, hiện tượng liên quan đến bệnh động kinh hay chứng loạn thần kinh. Họ gọi các cha tuyên uý hành hương là “những thị nhân, những người ngu dốt, và đần độn vì dễ tin một cô gái không được bình thường. Còn đối với Benoite, sự tử đạo bên ngoài của cô khiến cô đau khổ, bởi vì nó cuốn hút sự tôn kính của người ta vào điều đó, vì thế làm tổn thương đến tính nhạy cảm khiêm nhường của cô. Một ngày kia, Benoite hỏi Mẹ nhân từ của cô:
- Những đau khổ của con có sẽ trở nên tồi tệ hơn không, nếu như điều đó đẹp lòng Thiên Chúa, thì xin đừng để chúng lộ ra bên ngoài.
Đức Trinh Nữ hiện ra với cô vào thứ Bảy kế tiếp và nói:
- Con sẽ không còn chịu những đau đớn vào ngày thứ Sáu nữa, nhưng con sẽ có thêm nhiều đau khổ khác.
Chị đã thực sự có nhiều đau khổ khác. Sự giận dữ gia tăng của ma quỷ có thể cảm thấy được chung quanh chị. Điều gì nữa, Chúa Giêsu luôn đánh dấu chứng thực các công việc của Ngài với dấu ấn tín của Thánh giá. Canon Gaillard nói rằng trong khoảng thời gian từ năm 1664 đến 1672, sự hoài nghi chỉ tạo ra vài cơn sóng gió nhỏ. Thế nhưng, trong 20 năm kế tiếp những sự mâu thuẫn không diễn tả được đã nổi lên, đặc biệt là trong giới tu sĩ, và rồi nhiễm nọc độc của nhóm người lắm chuyện. Cha Lambert, linh mục phụ tá Giám Mục của giáo phận Embrun qua đời. Một vài thành viên của nhóm thuộc tòa Giám mục có thành kiến đối với Laus lợi dụng thẩm quyền, họ thi hành quyền hạn lâm thời ban hành một lệnh cấm đối với cô gái thánh thiện. Họ đăng tài liệu của họ trên cánh cửa nhà thờ chính tòa Emburn, và đe dọa cắt phép thông công bất cứ linh mục nào cử hành thánh lễ ở nhà nguyện Laus. Họ cũng dán một thông báo trên cửa nhà thờ ở Laus cấm những sự tôn kính tại nơi hiện ra. Đức Trinh Nữ truyền lệnh cho Benoite:
- Hãy tháo gỡ những tờ giấy đó xuống… và để thánh lễ được cử hành ở đây như đã được cử hành trước đó.
Benoit đã vâng lời. Các cuộc hiện ra ở Laus và Benoite đã gặp với nhiều chống đối trong vòng 20 năm kế tiếp. Đức Giám mục giờ đây đã già, và ở trong tình trạng yếu sức đã chỉ thị hai tuyên uý không có thiện cảm với Laus, và đã ngăn cản không cho giáo dân đến. Trong 15 năm, Benoite bị giam giữ tại gia, chỉ được phép dự lễ Chúa Nhật mà thôi.
Ma quỷ thậm chí gia tăng những thị nhân bắt chước lòng sùng kính của Benoite, cốt ý để lường gạt nhiều linh hồn. Người ta ngưng đến Laus một thời gian. Cũng trong thời gian buồn sầu này, các linh mục thánh thiện cha Jean Peytieu và cha Barthelemy Hermitte, những người ủng hộ Benoite qua đời. Dù vậy, không có gì thành công trong việc huỷ diệt hoàn toàn cuộc hành hương. Thiên thần bản mệnh của Benoite an ủi chị qua việc vén mở tấm khăn che phủ tương lai của chị cho chị thấy:
- Sẽ luôn có những khó khăn ở Laus cho đến khi sinh hoạt tôn giáo được thành lập ở đây.
Lòng trung thành của cô sứ giả Benoite giành được chiến thắng trên thời gian dài “nguyệt thực ở Laus” (bóng tối che phủ Laus). Sau thời gian dài, Đức Giám Mục Embrun thức tỉnh từ sự lãnh đạm của ngài. Vào năm 1712, 6 năm trước khi Benoite qua đời, sự hướng dẫn hành hương được ủy thác cho một số linh mục tốt lành, có tên là Pères Gardistes, một tổ chức học thuyết tôn giáo sâu đậm. Vào ngày 18/3/1700, Thiên thần bản mệnh của Benoite nói với cô:
- Lòng sùng kính ở Laus là công việc của Thiên Chúa, vì thế chẳng có con người hay ma quỷ có thể huỷ diệt được. Nó sẽ tiếp tục cho đến ngày tận cùng của thế giới, phát triển mạnh hơn, và hơn nữa, và mang hoa trái lớn lao khắp mọi nơi.
Một mặt, chị Benoite chịu khổ sở bởi ma quỷ ở hỏa ngục vì lợi ích hoán cải của các người tội lỗi, mặt khác, chị sống thân mật mới các thiên thần. Đặc biệt chị ở rất gần với thiên thần bản mệnh của chị, người mà chị chia sẻ tất cả mọi đau đớn và buồn sầu, tham khảo với ngài mỗi giây phút. Thiên thần đáp trả những điều này với bằng sự tín nhiệm tuyệt đối với tất cả mọi công việc, vì sự đơn sơ hoàn hảo của Benoite thậm chí chẳng làm ngạc nhiên chị. Thiên thần giúp chị lau chùi nhà nguyện. Một lần kia, chị quên cái khăn choàng nhỏ lớn hơn mảnh vải vụn một chút, mà chị đã treo trên một cành cây ở khu rừng. Khi chị bị lạnh lẽo cực độ vì đêm lạnh lẽo, thiên thần của chị mang khăn ấy về cho chị. Trong nhiều trường hợp khác, thiên thần mở cửa nhà nguyện cho chị, và lần chuỗi Mân côi với chị. Thế nhưng, thiên thần cũng biết khi nào cần sửa đổi chị. Một lần kia, thiên thần lấy đi một chuỗi Mân Côi rất đẹp được người ta tặng cho Benoite, mà chị đã quá gắn bó với nó. Và một thời gian sau, thiên thần mới đưa lại cho chị.
Cuối cùng, mặc dù những đau khổ liên lục, Benoite kiên trì là môn đệ trung thành, và người trợ giúp các người tội lỗi. Khi Đức Mẹ ngưng thăm viếng chị để thánh tẩy chị, thì Satan la lên:
- Mẹ bỏ cô rồi… Cô chẳng còn sự trợ giúp nào nữa, ngoài trừ ở tôi.
Benoite trả lời nó:
- Nè, tôi thà chết ngàn lần vì Mẹ bỏ rơi, còn hơn là tôi bỏ rơi Mẹ dù chỉ một giây phút.
Giờ đây, cơn sốt nóng đang thiêu hủy chị, và đối với chị, những đêm trường dường như “dài cả nhiều năm”. Chị bị bệnh nằm liệt giường một tháng trước khi qua đời. Vào Giáng sinh năm 1718, sau khi xin những người có mặt tha thứ cho những gương xấu mà có thể chị đã làm trong cuộc đời. Chị xin và được rước Thánh Thể. Ngay tức thì, Mẹ Maria lại xuất hiện trước mắt chị, để lại theo sau một mùi thơm tràn ngập căn phòng nghèo nàn.
Các linh mục Pères Gardistes cầu nguyện cho chị được chữa lành. Họ nài xin Thiên Chúa cho chị sống thêm hai năm nữa. Thế nhưng vào ngày 28 tháng 12, chị đòi được lãnh bí tích xức dầu thánh, vì biết rõ chị sẽ đoàn tụ với các Thánh Anh Hài vào ngày lễ kính của các ngài. Chị đã lãnh bí tích cuối cùng vào 3 giờ chiều. Không có sự đau đớn nào trước giờ chết. Chị tỏ ra rất vui tươi. Cha Royere nói với chị:
- Chúng tôi là con cái của chị. Xin chị chúc lành cho chúng tôi trước khi ra đi được không?
Trên hết sự khiêm nhường khiến Benoite có khuynh hướng muốn từ chối, nhưng rồi sự khiêm nhường đã chiến thắng. Chị nói:
- Thôi tuỳ vào Đức Mẹ của chúng ta có chúc lành cho quý cha hay không.
Và một lần, chị giơ tay lên khỏi giường, không phải từ chối họ ước muốn này, chị nói với họ:
- Con xin sẵn lòng làm điều này cho quý cha, hỡi những người cha tốt lành.
Chị đã bình tĩnh chào tạm biệt mọi người.
Vào 8 giờ tối, sau khi lời kinh cầu cho người hấp hối đã đọc xong, chị xin người con tinh thần của chị đọc kinh cầu Chúa Giêsu Hài Đồng. Và rồi, chi ra đi trong niềm vui. Chị được 71 tuổi khi chị qua đời trong hương thơm thánh khiết. Chị Benoite Rencurel được tuyên bố là Chân phước vào năm 1871, và phong chân phước vào năm 1984. Nhà thờ ở Laus được nâng lên hàng tiểu vương cung thánh đường vào năm 1893.
- Nếu họ lấy dầu từ ngọn đèn chầu trong nhà nguyện và xức dầu trên họ, và nếu họ trông cậy vào sự cầu bầu của Đức Mẹ và có đức tin, họ sẽ được chữa lành. Thiên Chúa đã ban cho Mẹ đến nơi này để giúp hoán các linh hồn tội lỗi.
Dầu từ ngọn đèn cháy ở cung thánh trước Thánh Thể Chúa, và sự hiện diện từ mẫu của Đức Trinh Nữ hiện ra ở nơi đó đối với Laus cũng giống như nước suối ở Lộ Đức vậy. Sự chữa lành về thể xác và luân lý được ban cho nhiều người qua việc xức dầu thánh này với lòng tin. Một số lượng dầu thường được lấy từ ngọn đèn để cho các khách hành hương dùng, và hiệu quả của nó vẫn còn hiệu lực đến ngày hôm nay. Tưởng cũng nên nhắc đến nguyện đường Thánh Giuse ở Montreal, Canada cũng dùng dầu từ đèn cung thánh để chữa lành bệnh nhân, và các cửa hàng ở nơi đây cũng bán dầu Thánh Giuse cho khách hành hương mua về sử dụng.
Hơn bất cứ chỗ nào khác, chính nơi nguyện đường được chúc phúc này, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Benoite ít nhất một tháng một lần trong khoảng 54 năm, và ở nơi này Mẹ Maria đã dùng sứ giả của Mẹ là khí cụ để hoán cải các người tội lỗi. Trung thành với sứ mệnh của mình, Benoite không bao giờ ngưng cầu nguyện, chịu đau khổ hy sinh, và cỗ võ mọi người. Đối với nhiều người, không có gì khó hơn là việc đi xưng tội. Thay vì nhìn nhận tội lỗi của mình xưng thú với linh mục để nhận được ơn tha tội, nhiều linh hồn không còn giữ đạo và lãnh các Bí tích để rồi chìm sâu trong dòng tội lỗi. Vì thương xót cho những người con tội lỗi của Mẹ, Đức Trinh Nữ Maria đã ban cho Benoite ơn đặc biệt đọc thấu các linh hồn (nhìn thấu tâm hồn tội lỗi của họ). Về sau này, thánh Gioan Mary Vianney và sau nữa là thánh Padre Pio cũng nhận được đặc sủng giống như thế để hoán cải tâm hồn người tội lỗi.
Được sự khuyến khích nâng đỡ từ thiên đàng, Benoite khuyên những người tội lỗi xét lương tâm của họ theo thứ tự; chị soi sáng cho những người không nhận ra tội lỗi và nếu cần, tiết lộ những tội đã quên hay che dấu. Chị nói, chị có thể thấy lương tâm người ta như chúng ta nhìn vào gương soi vậy, tất cả cùng một lúc. Chị tiết lộ những lầm lỗi, đau buồn và những tội nhẹ hơn, những nguyên do che dấu, đạo đức giả và lỗi lầm thường phạm phải mà không biết. Chị đòi hỏi sự đơn sơ ngay thật, tinh tuyền của linh hồn, khiêm nhường, và ý chí kiên quyết để biến đổi. Chị còn kéo những người không ở trong tình trạng đón nhận ân sủng (sạch tội) xuống khỏi thềm rước lễ. Benoite có lúc phải nói những lời nhận định, và nói những điều không lọt tai nghe, thế nhưng chị rất tử tế và dễ mến khiến người ta rất biết ơn chị. Sau khi nói chuyện với chị, họ quyết tâm thanh tẩy mọi khía cạnh lương tâm của họ để sửa đổi đời sống của họ. Công việc khó khăn nhất của chị là khiển trách hay khuyến cáo những tâm hồn nhất định nào đó theo chỉ thị của Đức Mẹ. Khi chị trì hoãn nhiệm vụ này, Đức Trinh Nữ cũng trì hoãn sự hiện ra với chị. Không phải thị nhân thánh thiện kiêu ngạo chống lại Đức Mẹ, nhưng là chị quá khiêm nhường và đơ sơ trong sự mọn hèn đó, mà chị xem mình không xứng đáng với nhiệm vụ ấy. Có lần một linh mục hỏi chị tại sao chị tại sao chị lại hành động như chị đã làm. Chị trả lời:
- Mẹ Thiên Chúa ra lệnh cho con làm việc đó với thái độ rất dịu dàng, khiến con không tin là Mẹ thực sự muốn như thế. Và khi con thất trung, Đức Mẹ hiền từ của con sửa đổi con, nhưng không giận dữ. Bởi vì sự ngượng ngùng mà con cảm thấy trong việc răn bảo người khác, con thường chờ đợi một mệnh lệnh thứ nhì, và rồi con mới vâng theo”. Không phải chỉ là việc đặt câu hỏi với người tội lỗi – nhưng chị còn hướng dẫn linh mục giải tội của họ nữa.
Với các linh mục, chị cho họ biết sự thiếu sáng suốt, thiếu khôn ngoan trong việc đặt câu hỏi với người xưng tội, về thái độ thờ ơ, làm việc miễn cưỡng. Liên quan tới một thầy tu luôn luôn thuyên chuyển, chị nói: “Hãy để thầy ở nơi đang ở. Đó là nơi thầy sẽ tìm ra sự cứu rỗi của mình, nhưng thầy phải trung thành với ân huệ của Thiên Chúa”. Chị có thể thấy mức độ các linh mục trên bàn thờ chiếu sáng với ánh sáng hay lu mờ tuỳ theo tình trạng lương tâm của các ngài, và chị có thể sẽ khuyên nhủ vị linh mục này. Một linh mục ở Emburn nói:
- Bạn không thể ở trong nhà nguyện đó mà không run sợ, nếu lương tâm của bạn không được rõ ràng.
Đức Trinh Nữ, về phần của Mẹ, không bỏ qua những thất bại của sứ giả của Mẹ. Mẹ cố vấn và sửa đổi chị:
- Hãy thực lòng, hỡi con gái của Mẹ. Hãy kiên nhẫn… Hãy làm bổn phận của con cách vui vẻ… Đừng mang hận thù với những kẻ thù địch ở Laus… Đừng xao xuyến và chán nản về điều đó nếu như người ta không gặt hái ích lợi gì từ lời khuyên nhủ của con… Đừng để bị quấy rầy trước những cám dỗ, những linh khí hữu hình và vô hình hay những vấn nạn trần thế… Phấn đấu đừng quên sự hiện diện của Thiên Chúa, vì những ai có chút đức tin thì chẳng dám cả gan chống lại Thiên Chúa.
Cô gái chăn chiên hèn mọn không thể yêu mến Mẹ Maria, mà không có tình yêu sâu đậm với Chúa Giêsu, Thánh Tử của Mẹ. Mẹ đã chọn Ngài là Đức Lang Quân của linh hồn Mẹ, và Mẹ đói khát được chịu khổ với Ngài để hoán cải những người tội lỗi. Có một cây Thánh giá nhìn xuống Avacon tại lối vào của viền thung lũng Laus. Benoite xuống đó cầu nguyện mỗi ngày, ngay cả khi mưa gió và tuyết rơi. Quỳ xuống, chị nhìn lên Đấng Cứu Độ của chúng ta trên Thánh giá và tâm can chị mềm chảy với tình yêu và lòng thương cảm khi nghĩ tới tất cả những gì Ngài đã làm để cứu độ nhân loại. Để ban thưởng cho chị, Đấng Cứu độ của chúng ta hiện ra với chị trong hiện thực sống động của sự đau khổ của Ngài. Chị đã thấy Ngài chịu đóng đinh, chảy máu và trong đau đớn, với các thương tích nơi bàn tay, bàn chân và cạnh sườn Ngài, và các vết thương bị đánh đòn hằn trên thân xác. Cưu mang nhiều buồn sầu, chị nói:
- Ôi, Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa tiếp tục cho con thấy như thế này trong một chốc lát nữa, con sẽ chết mất thôi.
Việc nhìn thấy sự đau khổ của Chúa Giêsu làm cho chị buồn sầu tột độ, đến nỗi một ngày kia thiên thần bản mệnh của chị đến an ủi chị, nói rằng:
- Đừng xao xuyến, hỡi chị. Mặc dù Thầy của chúng ta hiện ra với chị trong tình trạng như thế. Ngài không có đau đớn gì hết. Đó chỉ là để cho chị thấy Ngài đã đau khổ vì yêu nhân loại là dường nào.
Thế nhưng, những lời này chẳng an ủi được chị. Sự thật là Thầy nhân từ và dịu dàng của chị đã chịu đau đớn trong tình trạng ấy, và vượt đến phạm vi đủ để chị cảm thấy xót thương.
Vào thứ Sáu ngày 7/7/1673, Chúa Giêsu với hình hài chảy máu nói với chị:
- Hỡi con gái của Ta, Ta tỏ mình ra cho con thấy chính Ta trong tình trạng như thế, để con có thể tham dự vào những đau buồn của cuộc thương khó của Ta.
Kể từ ngày đó, mỗi tuần khoảng thời gian từ thứ Năm đến thứ sáng Bảy, chị đã chịu đau khổ của cuộc đóng đinh cách huyền nhiệm. Sự đau đớn hàng tuần này kéo dài 15 năm, với 2 năm bị gián đoạn từ năm 1677-1679, khi Benoite lo cơm nước cho những người thợ xây làm nhà ở cho các linh mục ở. Vào tháng 11/1679, cuộc đóng đinh huyền nhiệm lại tái diễn khi chị cầu nguyện dưới chân Thánh Giá ở Avancon.
Những kẻ chống đối ở Laus, kể cả một số linh mục, xem những biến cố chịu đau đớn cuộc đóng đinh này như là những đợt tái diễn của căn bệnh, hiện tượng liên quan đến bệnh động kinh hay chứng loạn thần kinh. Họ gọi các cha tuyên uý hành hương là “những thị nhân, những người ngu dốt, và đần độn vì dễ tin một cô gái không được bình thường. Còn đối với Benoite, sự tử đạo bên ngoài của cô khiến cô đau khổ, bởi vì nó cuốn hút sự tôn kính của người ta vào điều đó, vì thế làm tổn thương đến tính nhạy cảm khiêm nhường của cô. Một ngày kia, Benoite hỏi Mẹ nhân từ của cô:
- Những đau khổ của con có sẽ trở nên tồi tệ hơn không, nếu như điều đó đẹp lòng Thiên Chúa, thì xin đừng để chúng lộ ra bên ngoài.
Đức Trinh Nữ hiện ra với cô vào thứ Bảy kế tiếp và nói:
- Con sẽ không còn chịu những đau đớn vào ngày thứ Sáu nữa, nhưng con sẽ có thêm nhiều đau khổ khác.
Chị đã thực sự có nhiều đau khổ khác. Sự giận dữ gia tăng của ma quỷ có thể cảm thấy được chung quanh chị. Điều gì nữa, Chúa Giêsu luôn đánh dấu chứng thực các công việc của Ngài với dấu ấn tín của Thánh giá. Canon Gaillard nói rằng trong khoảng thời gian từ năm 1664 đến 1672, sự hoài nghi chỉ tạo ra vài cơn sóng gió nhỏ. Thế nhưng, trong 20 năm kế tiếp những sự mâu thuẫn không diễn tả được đã nổi lên, đặc biệt là trong giới tu sĩ, và rồi nhiễm nọc độc của nhóm người lắm chuyện. Cha Lambert, linh mục phụ tá Giám Mục của giáo phận Embrun qua đời. Một vài thành viên của nhóm thuộc tòa Giám mục có thành kiến đối với Laus lợi dụng thẩm quyền, họ thi hành quyền hạn lâm thời ban hành một lệnh cấm đối với cô gái thánh thiện. Họ đăng tài liệu của họ trên cánh cửa nhà thờ chính tòa Emburn, và đe dọa cắt phép thông công bất cứ linh mục nào cử hành thánh lễ ở nhà nguyện Laus. Họ cũng dán một thông báo trên cửa nhà thờ ở Laus cấm những sự tôn kính tại nơi hiện ra. Đức Trinh Nữ truyền lệnh cho Benoite:
- Hãy tháo gỡ những tờ giấy đó xuống… và để thánh lễ được cử hành ở đây như đã được cử hành trước đó.
Benoit đã vâng lời. Các cuộc hiện ra ở Laus và Benoite đã gặp với nhiều chống đối trong vòng 20 năm kế tiếp. Đức Giám mục giờ đây đã già, và ở trong tình trạng yếu sức đã chỉ thị hai tuyên uý không có thiện cảm với Laus, và đã ngăn cản không cho giáo dân đến. Trong 15 năm, Benoite bị giam giữ tại gia, chỉ được phép dự lễ Chúa Nhật mà thôi.
Ma quỷ thậm chí gia tăng những thị nhân bắt chước lòng sùng kính của Benoite, cốt ý để lường gạt nhiều linh hồn. Người ta ngưng đến Laus một thời gian. Cũng trong thời gian buồn sầu này, các linh mục thánh thiện cha Jean Peytieu và cha Barthelemy Hermitte, những người ủng hộ Benoite qua đời. Dù vậy, không có gì thành công trong việc huỷ diệt hoàn toàn cuộc hành hương. Thiên thần bản mệnh của Benoite an ủi chị qua việc vén mở tấm khăn che phủ tương lai của chị cho chị thấy:
- Sẽ luôn có những khó khăn ở Laus cho đến khi sinh hoạt tôn giáo được thành lập ở đây.
Lòng trung thành của cô sứ giả Benoite giành được chiến thắng trên thời gian dài “nguyệt thực ở Laus” (bóng tối che phủ Laus). Sau thời gian dài, Đức Giám Mục Embrun thức tỉnh từ sự lãnh đạm của ngài. Vào năm 1712, 6 năm trước khi Benoite qua đời, sự hướng dẫn hành hương được ủy thác cho một số linh mục tốt lành, có tên là Pères Gardistes, một tổ chức học thuyết tôn giáo sâu đậm. Vào ngày 18/3/1700, Thiên thần bản mệnh của Benoite nói với cô:
- Lòng sùng kính ở Laus là công việc của Thiên Chúa, vì thế chẳng có con người hay ma quỷ có thể huỷ diệt được. Nó sẽ tiếp tục cho đến ngày tận cùng của thế giới, phát triển mạnh hơn, và hơn nữa, và mang hoa trái lớn lao khắp mọi nơi.
Một mặt, chị Benoite chịu khổ sở bởi ma quỷ ở hỏa ngục vì lợi ích hoán cải của các người tội lỗi, mặt khác, chị sống thân mật mới các thiên thần. Đặc biệt chị ở rất gần với thiên thần bản mệnh của chị, người mà chị chia sẻ tất cả mọi đau đớn và buồn sầu, tham khảo với ngài mỗi giây phút. Thiên thần đáp trả những điều này với bằng sự tín nhiệm tuyệt đối với tất cả mọi công việc, vì sự đơn sơ hoàn hảo của Benoite thậm chí chẳng làm ngạc nhiên chị. Thiên thần giúp chị lau chùi nhà nguyện. Một lần kia, chị quên cái khăn choàng nhỏ lớn hơn mảnh vải vụn một chút, mà chị đã treo trên một cành cây ở khu rừng. Khi chị bị lạnh lẽo cực độ vì đêm lạnh lẽo, thiên thần của chị mang khăn ấy về cho chị. Trong nhiều trường hợp khác, thiên thần mở cửa nhà nguyện cho chị, và lần chuỗi Mân côi với chị. Thế nhưng, thiên thần cũng biết khi nào cần sửa đổi chị. Một lần kia, thiên thần lấy đi một chuỗi Mân Côi rất đẹp được người ta tặng cho Benoite, mà chị đã quá gắn bó với nó. Và một thời gian sau, thiên thần mới đưa lại cho chị.
Cuối cùng, mặc dù những đau khổ liên lục, Benoite kiên trì là môn đệ trung thành, và người trợ giúp các người tội lỗi. Khi Đức Mẹ ngưng thăm viếng chị để thánh tẩy chị, thì Satan la lên:
- Mẹ bỏ cô rồi… Cô chẳng còn sự trợ giúp nào nữa, ngoài trừ ở tôi.
Benoite trả lời nó:
- Nè, tôi thà chết ngàn lần vì Mẹ bỏ rơi, còn hơn là tôi bỏ rơi Mẹ dù chỉ một giây phút.
Giờ đây, cơn sốt nóng đang thiêu hủy chị, và đối với chị, những đêm trường dường như “dài cả nhiều năm”. Chị bị bệnh nằm liệt giường một tháng trước khi qua đời. Vào Giáng sinh năm 1718, sau khi xin những người có mặt tha thứ cho những gương xấu mà có thể chị đã làm trong cuộc đời. Chị xin và được rước Thánh Thể. Ngay tức thì, Mẹ Maria lại xuất hiện trước mắt chị, để lại theo sau một mùi thơm tràn ngập căn phòng nghèo nàn.
Các linh mục Pères Gardistes cầu nguyện cho chị được chữa lành. Họ nài xin Thiên Chúa cho chị sống thêm hai năm nữa. Thế nhưng vào ngày 28 tháng 12, chị đòi được lãnh bí tích xức dầu thánh, vì biết rõ chị sẽ đoàn tụ với các Thánh Anh Hài vào ngày lễ kính của các ngài. Chị đã lãnh bí tích cuối cùng vào 3 giờ chiều. Không có sự đau đớn nào trước giờ chết. Chị tỏ ra rất vui tươi. Cha Royere nói với chị:
- Chúng tôi là con cái của chị. Xin chị chúc lành cho chúng tôi trước khi ra đi được không?
Trên hết sự khiêm nhường khiến Benoite có khuynh hướng muốn từ chối, nhưng rồi sự khiêm nhường đã chiến thắng. Chị nói:
- Thôi tuỳ vào Đức Mẹ của chúng ta có chúc lành cho quý cha hay không.
Và một lần, chị giơ tay lên khỏi giường, không phải từ chối họ ước muốn này, chị nói với họ:
- Con xin sẵn lòng làm điều này cho quý cha, hỡi những người cha tốt lành.
Chị đã bình tĩnh chào tạm biệt mọi người.
Vào 8 giờ tối, sau khi lời kinh cầu cho người hấp hối đã đọc xong, chị xin người con tinh thần của chị đọc kinh cầu Chúa Giêsu Hài Đồng. Và rồi, chi ra đi trong niềm vui. Chị được 71 tuổi khi chị qua đời trong hương thơm thánh khiết. Chị Benoite Rencurel được tuyên bố là Chân phước vào năm 1871, và phong chân phước vào năm 1984. Nhà thờ ở Laus được nâng lên hàng tiểu vương cung thánh đường vào năm 1893.
INFORMATION:
Accueil du Pèlerin
Sanctuaire de Notre-Dame du Laus
05130 St Etienne le Laus
04.92.50.95.51 (de 9h30 à 11h et de 14 à 16h)
sanctuaire@notre-dame-du-laus.com
http://www.sanctuaire-notredamedulaus.com/fr/contact.html
Accueil du Pèlerin
Sanctuaire de Notre-Dame du Laus
05130 St Etienne le Laus
04.92.50.95.51 (de 9h30 à 11h et de 14 à 16h)
sanctuaire@notre-dame-du-laus.com
http://www.sanctuaire-notredamedulaus.com/fr/contact.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét