Năm
313, hoàng đế Constantinô ký sắc lệnh Milan chấm dứt việc bách hại đạo thánh
Chúa trong toàn đế quốc Rôma. Vị hoàng đế còn thực hiện một nghĩa cử đáng trân
trọng: Ông trao tặng Đức Thánh Cha Miltiad một cung điện lộng lẫy nằm trên đồi
Coelius: cung điện Latêranô ngày nay. Một thời gian không lâu sau đó, Đức Thánh
Cha đã cho xây bên cạnh cung điện này một Đại Thánh đường, đó là Đại Thánh đường
Latêranô. Và ngày 9 tháng Giêmg năm 324, Đức Giáo Hoàng Silvestro đã long trọng
cung hiến Đại Thánh đường này.
Ngay
từ đầu, Thánh Đường Latêranô được dâng kính Đấng Cứu Thế, với tước hiệu Vương
Cung Thánh đường Chúa Cứu Thế. Thế kỷ XII, thánh đường cũng được dâng kính
thánh Gioan Baotixita và thánh Gioan tông đồ. Đại thánh đường Latêranô được xem
là “Mẹ và là Đầu của mọi nhà thờ trên thế giới”. Sở dĩ nhà thờ này có một chỗ đứng
quan trọng trong Giáo Hội như thế là vì năm lý do sau:
•
Thứ nhất, đây là ngôi thánh đường đầu tiên được công nhận trong đế quốc.
•
Thứ hai, đây là nhà thờ đầu tiên trước mọi nhà thờ trong Giáo Hội. Một ngôi nhà
thờ mang nhiều ý nghĩa lịch sử: Trong thời gian bị bắt đạo, Hội Thánh không thể
xây một ngôi thánh đường nào. Các thánh lễ và các buổi tụ tập cầu nguyện đều
lén lút tổ chức trong các nhà tư, trong các hang toại đạo, và cả trên mộ các
thánh Tử Đạo. Sau khi được chính quyền công nhận, các tín hữu, từ chỗ lén lút
bước vào xã hội công khai, Đại Thánh đường đầu tiên này là nơi duy nhất và sang
trọng nhất, để họ dâng kính Thiên Chúa việc thờ tự của mình.
•
Thứ ba, đây là Vương Cung Thánh đường của giáo phận Rôma, có ngai tòa của Giáo
hoàng. Chính vì thế, lúc 7 giờ chiều ngày 19 tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha đã
cử hành thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ trước khi rước kiệu
đến Đền Thờ Đức Bà Cả.
•
Thứ tư, Hội Thánh chính là đền thờ của Thiên Chúa, mỗi Kitô hữu như những viên
gạch sống động đắp xây ngôi Đền Thờ Hội Thánh. Vì ý nghĩa lịch sử lớn lao và có
cả một bề dày hiện diện giữa lòng Hội Thánh, Đại Vương Cung Thánh đường
Latêranô là ngôi Đền Thờ được Hội Thánh chấp nhận như một biểu trưng cho một
ngôi Đền Thờ to lớn là chính Hội Thánh, nơi mà Thiên Chúa trao tặng hết tình
yêu của Người và ưa thích ngự vào.
•
Cuối cùng, đền thờ Thánh Gioan Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội”
với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng
chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô
Thánh
đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông
Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại
với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính
Hoàng Đế Constantinô được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà
thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá
hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa Kitô.
Ngoài
chính bản thân ngôi Đền thờ Latêranô là Đại Thánh đường cổ xưa nhất, nơi đây
còn có giếng rửa tội lâu đời nhất của Rôma mà chính Đại Đế Constantinô đã được
rửa tội tại đây. Tại giếng rửa tội này, cơ man các tân tòng đã đến đây lãnh
phép rửa tội, nhất là trong các đêm vọng Phục Sinh. Cung điện Latêranô còn là
nơi hội họp của 250 Công Đồng, trong đó có bốn Công Đồng chung.
Cho
đến năm 1377, dinh của Ðức Giáo Hoàng là Ðiện Laterano, cạnh đền thờ này. Sau
năm 1377, Đức Giáo Hoàng Nicôlas Đệ Ngũ mới dời Giáo Đô về Vatican, cạnh đền thờ
thánh Phêrô.
Tại
đền thờ Thánh Gioan Latêranô này, vào năm 1300, Ðức Bonifacio VIII đã ký sắc chỉ
khai mạc Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội.
Qua
các trận hỏa hoạn, động đất và càn quét của man dân, của Đức, của Pháp… Đền thờ
Latêranô phải tái thiết lại nhiều lần. Ngày 28 tháng 4 năm 1726, sau một công
trình tái thiết lớn, Đức Thánh Cha Bênêditô thứ 13 đã thánh hiến lại và công nhận
ngày 9 tháng 11 hàng năm làm ngày lễ tưởng niệm việc cung hiến Đại Thánh đường
Latêranô.
Ðể
chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000, theo lời yêu cầu của Ðức Hồng Y Ruini, vào năm
1999, Ðền Thờ Thánh Gioan đã có Cửa Thánh mới, bằng đồng, công trình do điêu khắc
gia Floriano Bodini thực hiện. Cửa cao 3.60 mét, và chiều ngang rộng 1.90 mét.
Cánh cửa diễn tả hình Ðức Mẹ bảo vệ Chúa Hài Ðồng đang hướng lên bên trên có tượng
Thánh Giá. Bên trên cửa có huy hiệu Giáo Hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét