Đền Thánh Aylesford

 

Vào năm 1242, nhà chính của dòng tu Cát Minh được chuyển đến Kent và nép mình bên dòng sông Medway rợp bóng những hàng cây gần Aylesford. Một câu chuyện hấp dẫn về các thầy dòng và nữ tu của Aylesford những người mà bị ép buộc rời khỏi tu viện vào năm 1538 và chỉ được trở về sau 400 năm vào năm 1949 được kể lại bằng những tòa nhà và tác phẩm nghệ thuật được tìm ra trong một khoảng cách ngắn trên mặt đất. Tại nơi đây, bạn sẽ đi ngang qua một trong những cái sân thuộc thời trung cổ còn nguyên vẹn và đẹp nhất tại nước Anh, những cái chuồng trại có mái rơm rạ hoặc lau sậy và một nhà trọ dành cho khách hành hương có từ cuối những năm 1200.

Trong suốt 750 năm lịch sử, ốc đảo đáng kính này đã nhiều lần thay dổi mục đích sử dụng. Những thế kỉ sau cuộc Cải Cách, tu viện đã chuyển thành một ngôi nhà sang trong và trang nghiêm. Những ngân hàng thương mại, những người theo chủ nghĩa bảo hoàng trong suốt cuộc nội chiến và quân lính của Thế Chiến hai và thậm chí thủ lỉnh của nhóm hướng đạo đã tạo ra ảnh hưởng làm thay đổi tu viện này.

Khi gia đình dòng Cát Minh trở về vào giữa thế kỉ 20, họ cho xây dựng lại những khu vườn yên tĩnh, nhà nguyện và tô điểm cho chúng bằng những tác phẩm nghệ thuật gốm đồ sứ đặc sắc. Cha Malachy Lynch, người chỉ huy việc xây dựng lại, đã mô tả các Tu sĩ như một “lời cầu nguyện bằng đá”.

Thế kỷ thứ 13
Vào năm 1247, Giám mục Richard tại Rochester chính thức công nhận cơ sở dòng Cát Minh tại Aylesford và cuộc gặp gỡ của dòng bên ngoài đất thánh được tổ chức nơi đây. Những cuộc gặp gỡ này đã khiến dòng Cát Linh thay đổi rất hiệu quả từ một cuộc sống ẩn dật sang tu hành và hơn 30 tu viện đã được xây dựng tại Anh và xứ Wale bao gồm Luân Đôn, thành phố Oxford và Cambridge.

Thế kỷ thứ 14
Vào năm 1348 tại đêm canh thức lễ mến thánh giá, giáo mục Llandaff là John Paschal đã làm phép nghĩa trang và nhà thờ mới nhưng nhà thờ vẫn chưa được làm phép mãi cho đến năm 1417, cuộc trì hoãn có thể do sự ảnh hưởng to lớn của đại dịch “ Cái chết đen” (Black Death). Việc làm phép nhà thờ được thực hiện bởi cha Richard Young (Giám mục Rochester).


Thế kỷ thứ 15
Cha bề trên của dòng là St Simon Stock ( qua đời vào năm 1265 ) đã nhìn thấy đức mẹ hiện ra và  hứa sẽ bảo vệ cho những ai mang trong mình những đức tính của dòng Cát Minh và sau đó việc mặc áo đức bà đã trở thành một sự sùng kính đức mẹ Maria.

 Thế kỷ thứ 16

 Trong suốt các cuộc giải thể các tu viện vào năm 1538, tu viện được chuyển giao cho ông Thomas Wyatt của Lâu đài Allington. Ông Wyatts đã bị lấy đất dưới thời nữ hoàng Mary và sau đó, khi nữ hoàng Elizabeth I lên nắm quyền, ông John Sedley tiếp quản tài sản và thực hiện nhiều sự thay đổi đáng kể lên những tòa nhà trong những năm 1590.

Thế kỷ thứ 17

Lâu đài Packington

Năm 1633, nhà tài chính quốc tế người Hà Lan Peter Rycaut đã mua tu viện từ một gia đình Sedley. Ông theo phe Bảo Hoàng khi cuộc nội chiến bùng nổ vào năm 1642. Suốt cuộc chiến, tu viện đã bị cô lập bởi lực lượng nghị viện và phục vụ như một địa điểm gặp gỡ của hội đồng nghị viện Kent trong khoảng thời gian dài. Ông Peter chết khi không còn một xu dính túi vào năm 1653 để lại những khoảng nợ cho vợ và con trai Paul Rycaut. Ông Paul, một nhà văn nổi tiếng và rất thích đi du lịch, được sinh ra trong tu viện năm 1628 và được học tập tại đại học Trinity ở Cambridge và tốt nghiệp vào năm 1650.  

Ông Paul đã dùng mười năm tiếp theo để du lịch khắp châu Á, châu Phi và châu Âu và viết rất nhiều sách lịch sử bao gồm những hoạt động của đế chế Empire. Ông đã được bầu làm thành viên của hiệp hội hoàng gia vào ngày 12 tháng 12 năm 1666, vào năm 1685 được phong tước tại cung điện Whitehall và qua đời vào tháng 11 năm 1700.

 Tuy nhiên, sự chiến đấu với những khoảng nợ của ông Paul và mẹ ông Dame Mary đã trở nên vô ích và vào năm 1657 bà Mary đã bị ép bán tu viện cho một doanh nhân bán thiết bị cho hải quân Anh John Bank. Vào năm 1670, ông ta biến tu viện thành dinh thự tuyệt đẹp nơi mà những người khách của ông đến tham quan bao gồm thợ pha cà phê Samuel Pepys. Elizabeth Banks đã thừa kế tu viện từ ba và chồng Heneage Finch và trở thành bá tước đầu tiên của Aylesford. Cô ấy sống tại tu viện nhưng sau đó chuyển sang lâu đài Packington, Warwickshire. Họ không sống ở tu viện nữa, mặc dù đôi khi nó được sử dụng như một ngôi nhà của chồng chết để lại cho vợ và thường xuyên cho các gia đình khác thuê.

Thế kỷ thứ 20

Vào TK thứ 20, bà Woolsey và con rể của bà là Copley Hewitt đã chăm sóc kỹ lưỡng ngôi nhà. Vào lúc ấy, tu viện trở thành một trung tâm quan trọng cho những hoạt động hướng đạo và nam tước Baden- Powell viếng thăm trong một dịp. Một cuộc hỏa hoạn vào năm 1930 đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn tuy nhiên việc trùng tu đã làm rõ những chi tiết ban đầu.

Vào năm 1949, tu viện đã được rao bán, vì vậy dòng Cát Minh có thể mua lại nhà mẹ của họ. Cha Malachy Lynch là linh mục đầu tiên bắt đầu việc tu sửa tòa nhà và trong khoảng thời gian ngắn, tu viện đã trở nên trung tâm hành hương hưng thịnh.

Kết hợp với Adrian Gilbert Scott, cha Malachy Đã có ý tưởng về một ngôi đền mở và ông tập hợp những thợ thủ công và nghệ nhân để giúp. Họ bắt đầu xây dựng đền vào năm 1958.

Nổi bật trong nhóm nghệ nhân là Adam Kossowski người đã làm ra gốm và Philip Lindsey Clark và con trai của ông ta Michael Clark cả hai đều là thợ điêu khắc. Cha Malachy mô tả tu viện như một lời cầu nguyện bằng đá.

Vào năm 1965, trước sự chứng kiến của đức hồng y Heenan, tổng giám mục Cyril Cowderoy làm phép lại ngôi đền và bây giờ nó phục vụ như một trung tâm hành hương cho tất cả người theo đạo thiên chúa giáo ở Kent và một nơi yên bình cho những ai đang tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

Thế kỷ thứ 21 ( Tu viện ngày nay )

Trong hai thế kỷ qua, việc tu sửa vẫn diễn ra tuy nhiên đã có một điều quan trọng khác. Tu viện ngày càng trở nên một phần của cuộc sống xứ Kent về cả hai mặt xã hội và tôn giáo. Ngoài ra, những hoạt động tôn giáo và rất nhiều tổ chức tôn giáo thích sử dụng cơ sở tại tu viện để tổ chức họp hội và kỷ niệm. Vẻ đẹp của nơi đây và những công trình nghệ thuật tuyệt đẹp đã thu hút truyền thông và trong những năm qua đài BBC và ITV đã phát sóng nhiều chương trình xuất sắc tại tu viện.

Theo dòng Cát Minh, cầu nguyện và làm việc tạo nên một sự liền mạch. Mặc dù họ xem cầu nguyện là cốt lõi của cuộc sống tuy nhiên họ cũng sẽ trở nên bận rộn để phục vụ cho cộng đồng.

Mỗi thành viên trong cộng đồng đều có công việc cho mình tại tu viện như quản lý, bảo trì, tỉnh tâm và tư vấn. Một số thầy dòng sẽ làm việc bên ngoài cộng đồng tại các nhà tù, trường học, cha tuyên úy tại bệnh viện và đài phát thanh địa phương. Đây là sự khác biệt chính giữa thầy dòng và thầy tu. Những thầy dòng có cuộc sống xã hội và tình anh em mang cho họ sự ủng hộ giúp họ ra ngoài và làm việc với mọi người, truyền bá phúc âm trong bằng bất cứ cách nào phù hợp với thời gian và địa điểm.
Tường Nguyên dịch từ trang Web của Đền Thánh 

 

Không có nhận xét nào: