Mảnh đất của nhà thờ được mua vào năm 1884 bởi bá tước Amédée de Piellat. Ông được sinh vào năm 1852 tại Vienne (Isère, France) và qua đời vào năm 1925 tại Jerusalem (được chôn cất tại hầm nhà thờ thánh Phêrô). Ông là nhà xây dựng và nhà từ thiện của bệnh viện Pháp thánh Louis. Ông đã mua những vùng đất lân cận để xây khu khách sạn nhà thờ Đức bà Pháp và là một nhà môi giới bất động sản chân chính cho các giáo đoàn.
Hàng ngàn người đã tham gia vào chuyến hành hương đầu tiên của năm 1882 được tổ chức bởi dòng thăng thiên thánh Augustinô. Thầy dòng Phanxico Liévin de Hamme đã cho bá tước xem một cái hang nằm trên dốc núi Sion được dùng làm chuồng lừa.
Ông ấy giải thích rằng cái hang này là nơi thánh phêrô khóc vì chối chúa. Sau khi nghe thế, bá tước Piellat đã mua mảnh đất này với hy vọng tìm được nhà thờ thánh Phêrô. Vì những cuộc khai quật xung quanh hang không có bất cứ dấu vết gì của nhà thờ cho nên vào năm 1887 ông đã trao mảnh đất này cho dòng thăng thiên thánh Augustinô để họ xây dựng nông trại nhằm nuôi sống những khách hành hương từ nhà thờ Đức bà lúc đang được xây dựng.
Trong lúc trồng cây ôliu và nho, những tu sĩ của nhà thờ Đức bà Pháp đã bắt đầu thực hiện những cuộc khảo sát về đất dưới sự giám sát của cha Joseph Germer-Durand (xem hình bên dưới). Những người còn lại đã viết nhật ký khai quật từ tháng 10 năm 1888 đến tháng 12 năm 1911 (4 quyển sách được biên soạn gồm 329 trang).
Bằng việc mở rộng khai quật về phía Bắc, ngục sâu và vài di tích của nhà thờ cổ được phát hiện tại hang động của cha Líevin.
Những cuộc nghiên cứu có thể nói lên rằng tại khu vực Dinh Caiaphas hùng mạnh này có bốn nhà thờ đã được xây dựng.Nhà thờ này có thể được xây dựng bởi nữ hoàng Eudokia từ năm 457 đến năm 460. Vào năm 614, nơi đây được xây dựng lại bởi những người Ba Tư sau khi bị phá hủy trong suốt cuộc nổi dậy của người Samari.
Nữ hoàng Eudokia cũng đã xây dựng Siloam, một số nhà thờ thánh Gioan tẩy giả nằm bên trong các thành lũy mà bà xây dựng lại và nhà thờ thánh Stêphanô bên ngoài tường thành.
Tu viện trưởng Modeste của tu viện thánh Theodore có thể đã xây dựng nhà thờ vào khoảng năm 628 và sau đó nó bị phá hủy do thủ lĩnh Hồi giáo Hakim vào năm 1009.
Nhà thờ thứ ba
Được xây dựng bởi những người tham gia thập tự chinh vào năm 1102, đến năm 1219 thì bị tàn phá và được thay thế bằng một nhà nguyện. Sau đó, nhà thờ được xây dựng lại vào những năm từ 1293 đến 1335.
Nhà thờ thứ tư
Vào những năm từ 1920 đến 1930, nhà thờ được xây dựng bởi cha Dòng Mẹ Về Trời thánh Augustinô, Etienne Boubet (cũng là một nhà thiết kế và nhà trang trí nội thất). Nơi đây bị phá hủy trong suốt chiến tranh năm 1948 và được sửa chữa lại. Tuy nhiên, đến năm 1997 thì mới hoàn thiện việc khôi phục do cha bề trên Robert Fortin và nhà thiết kế Samir Kandah thực hiện.
Những người Byzantine đã tin rằng đây là nơi mà Chúa Giêsu bị giam cầm trước khi bị đưa ra nơi xét xử.
Ba
cây thánh giá được in trên đá khắp ngục tối và những cây thánh giá khác
được vẽ trên tường như là những dấu chỉ cho sự tôn kính nơi họ.
Sau khi nhà thờ Crusader bị phá hủy, ngục sâu đã bị biến thành một bể chứa nước. Các cuộc khai quật năm 1889 tại nơi đây đã phát hiện dưới lớp phủ của các bức tường là những cây thánh giá của người Byzantine.
Sau
khi chúa Giê-u sống lại, thánh Phêrô và thánh Gioan có chung một số
mệnh sau khi họ rao giảng về chúa Giêsu tại đền thờ (Acts 5, 19-42).
“Nhờ
việc dọn rửa những cái hang động sát với hang có những thánh giá mà đã
phát hiện ra những vòng trói in vào đá, trên mọi ngóc ngách và mặt
phẳng”, nhật ký khai phá vào ngày 1 tháng 11,1908, p.301-302.
Những chiếc vòng trói được khắc trên đá cho thấy chúng được dùng để trói các tù nhân, hai chiếc vòng trên trần nhà làm cố định những người bị đánh.
Chỉ cách vài mét từ thành phố cổ Jerusalem và các thành lũy của nó, nhà thờ thánh Phêrô Gà Gáy (tiếng Latin là “Galli cantu“ có nghĩa là nơi gà trống gáy) được xây dựng trên những con dốc phía Đông của núi Sion. Nơi đây được xem là cung điện của Caiaphas.
Đây là những địa điểm mà những người khách hành hương nên viếng thăm để tưởng nhớ cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
- Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các thầy Thượng tế Caiaphas.
- Nơi Tòa Công Nghị tuyên án tử hình cho Chúa Giêsu.
- Nơi Phêrô chối Chúa và hối hận khi gà gáy.
“Chúa Giêsu quay lại và chăm chú nhìn Phêrô. Phêrô nhớ lại điều Chúa đã nói với ông trước đây: ‘Trước khi gà gáy, con sẽ chối ta ba lần‘. Và Phêrô ra ngoài khóc lóc ăn năn thảm thiết”. (Luc 22, 61-62)
Con đường cổ xưa này đã từng nối liền những khu phố giàu có của thành phố nằm trên cao với những khu phố bên dưới. Chúa Giêsu chắc chắn đã đi qua nơi này vài lần. Những nấc thang này (được phát hiện vào năm 1897) cũng được đặc biệt tôn kính tại nhà thờ thánh Phêrô gà gáy.
Chúa Giêsu có thể đã leo trên những bậc thang này trong suốt cuộc khổ nạn, khi ngài bị quân lính mang từ Gethsemane đến cung điện của Caiaphas.
Nhằm giữ gìn nơi đây, các bậc thang thánh hiện nay được bảo vệ bằng hàng rào sắt. Khách hành hương sẽ được đi trên một cái cầu thang khác song song suốt một quãng đường dài.Tại phía Bắc, những cuộc khai quật vào năm 1907 đã tìm ra một ngôi mộ được trang trí bằng mảnh ghép.Trên mép của văn bia có tên Stephanos (Etienne). “ Những đôi giày đỏ là dấu hiệu đế quốc. Họ có thể là một người có cấp bậc liên quan mật thiết với nữ hoàng Eudokia”. (Cha Germer- Durand).Cần một số lời giải thích cho sự bí ẩn của ngôi mộ xa hoa này. Phần trung tâm của bức tranh có một chiếc bình với những rãnh ngang rộng được bảo vệ bởi hai con sư tử. Một con chim bồ câu đang trốn khỏi cái bình, một cây nho nảy chồi với hai thân cây to khỏe vươn lên bên phải và bên trái,và trên cành cây có thể nhìn thấy một con linh dương bị một con chó đuổi theo. " (Cha Germer - Durand).Bức tranh này có thể tượng trưng cho một tâm hồn đang cố trốn thoát khỏi cái chết.
Tường Nguyên dịch thuật từ trang web St Peter in Gallicantu
Ban công tại nhà thờ thánh Phêrô Gà Gáy mang đến cho những người khách hành hương một khung cảnh tuyệt đẹp. Khách hành hương có thể cảm nhận:
- Từ phía bắc: thành lũy của thành phố cổ và Núi Đền (bây giờ gọi là the Mosque Esplanade).
- Từ phía đông: núi Ôliu.
- Từ phía nam: thung lũng Kidron hướng về phía Biển Chết.
- Từ phía tây: Thung lũng Gehenna.
Trong thời tiết tốt, du khách có thể nhìn thấy núi Jordan từ đằng xa.
Núi Đền
Núi đền hay còn gọi là Mosque Esplanade nằm tại phía đông. Một mặt của những thành lũy che dấu khu vườn và vương cung thánh đường Gethsemane.Tuy nhiên, những cái mái vòm màu vàng của nhà thờ Nga bà thánh Maria Madalena hiện lên rất rõ.
Núi Ôliu
Ở lưng chừng núi Ôliu, du khách có thể thấy nghĩa trang của người Do Thái bao phủ một phần và nhà thờ Chúa khóc. Trên đỉnh núi, bạn có thể quan sát được tháp nhà thờ hồi giáo được xây dựng trên nơi thăng thiên, tháp chuông của nhà thờ Pater Carmel và nhà thờ Nga lần lượt từ trái sang phải.
Núi Scandal
Núi Scandal (được đặt tên như vậy bởi vì Salomon cho phép những người vợ ngoại quốc của ông được thờ phượng những đấng tối cao của họ) nằm trên sự liên tục của núi Ôliu và trên những con dốc của làng Silwan.
Thung lũng Kidron hướng về Biển Chết
Ba thung lũng gồm Kidron, Tyropeon và Gehenna nằm trên cùng một hướng hướng về Biển Chết. Ở phía xa, du khách có thể nhìn thấy một số ngôi làng Ả Rập gần sa mạc Judaean.
Ngọn đồi Bad Counsel
Tại phía tây nam, ta sẽ thấy được ngọn đồi Bad Counsel (được đặt tên sau khi phát hiện đây là nơi ở của Caiaphas và là nơi Chúa Giêsu bị phán án tử hình) cùng với thung lũng Gehenna và tu viện Saint Onulphre. Thung lũng Gehenna là một bãi rác; những ngọn lửa cháy liên tục để tiêu hủy chất thải làm cho thung lũng trông như địa ngục.
Tu viện thánh Onulphre
Tu viện chính thống giáo Hy Lạp thánh Onulphre tọa lạc trên cánh đồng của người thợ gốm. Những linh mục quyết định mua lại mảnh đất này bằng ba mươi đồng bạc của Giuđa Ítcariốt để chôn cất những người nước ngoài.
Thành phố David
Phong cảnh của thành phố David không để lộ hai thung lũng sâu dùng để bảo vệ nó là: thung lũng Kidron nằm ở phía đông và thung lũng Tyropeaon (hay còn gọi là thung lũng của người làm phô mai) kéo dài từ cổng Damascus tới Siloam. Hai thung lũng này dẫn tới hồ Siloam và kết thúc tại thung lũng thứ ba (thung lũng Gehenna).
Tường Nguyên chuyển dịch từ trang web: St Peter in Gallicantu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét