Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Kinh "Bắt Đạo"


Kinh "Bắt Đạo". Một tài liệu quý thời kỳ bách hại thế kỷ 19 

Trong chuyến về Qui Nhơn dự ngày lễ khấn và kỷ niệm ngân khánh, kim khánh của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, ngày 21 tháng 8 năm 2010, tôi được linh mục quản lý Giáo phận trao cho cuốn Memorial Mission de Qui Nhơn 1917- 1919 và như thế ngài đã cung cấp cho gần như trọn bộ “Lưu dấu” Địa phận Qui Nhơn.

Khi lật những trang sách, tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì quá khứ lịch sử như hiện lên qua từng con chữ. Câu chuyện của linh mục thừa sai F.M Geffroy MEP về “Con Dần”, cô gái 13 tuổi bị bắt cùng cả gia đình vì đức tin thật là cảm động. Cô bé 13 tuổi ấy đã làm các quan tòa Khánh Hòa lúc đó tức giận đến độ trở thành những tên đao phủ khát máu. Trong khi nhiều người kể cả ông bố của mình chối đạo thì cô bé Bình Cang đó đã kiên vững đến cùng. Nên nhớ vào thời kỳ đó, bị bắt bỏ tù nếu không có người nhà cung cấp thực phẩm là kể như chết đói. Làm sao có thực phẩm khi cha , mẹ, chị cả đều bị bắt nhốt. Cả gia đình phải ăn xin để sống. Sau hai năm, mẹ và chị cả chịu hết xiết đã chối đạo, rồi đến lượt thân phụ cũng quyết định bước qua thánh giá. Cô bé đau đớn lắm nhưng không thể ngăn cản được. Phần mình, em quyết theo Chúa đến cùng. Qua ba đời quan Đỗ Phước Thịnh, một con người tàn bạo, kế tiếp là quan Phạm Hành, khoan dung hơn nhưng đến Quan án Tường “ ce trọ trẹ de Huế était un véritable tigre’ (ông quan trọ trẹ người Huế nầy quả là con hùm thật. Lời cha Geoffroy). Quan đã buộc người cha bước qua Thánh giá mà cô gái nhỏ lại bất khẳng (không chịu chối đạo), Quan Án Trường cho đánh đập tàn nhẫn đến nỗi cô bé ngất đi và được đem về nhà giam mình đầy máu me. Hai ngày sau, dù các vết thương c̣òn tươi rói nhưng em Dần lại bị đưa đến công đường hành hạ tiếp. Cô bé lại bất tỉnh nhân sự và bị lôi ra bỏ ng̣oài bờ rào vì tưởng chết. Nhưng Sáu Sự, người Phú Yên không chối đạo đã ẵm cô bé vào và cho nằm sấp bất động. Đau đớn nhưng cô bé không hề rên la. Sáu Sự cố gắng đem ra sân gạt ḍi bọ trên các vết thương , tắm rửa và 15 ngày sau, cố bé đã chết trong nổi đau đớn tột độ. Câu chuyện khá dài kể thêm kết cục bi thảm của viên quan bất nhân…chết thối tha và xác cũng chìm mất trên biển cùng với của cải vơ vét.

 

Sự việc nầy xảy ra vào năm 1860, Tự Đức năm thứ 12. Quan án Tường cũng cho chặt đầu bà Bề Trên nhà Phước Mến Thánh Giá Chợ Mới, chú Giuse Hữu, con trai Trùm Ngữ Chợ Mới và cháu ruột của Cậu Bảo. Ông cũng chém đầu sáu giáo dân Bắc Kỳ thuộc khu vực các Giáo sĩ Tây Ban Nha. Các vị bị lưu đày đến vùng đất nầy mà nghe đâu trong số đó có một vị phó tế.

Hai trăm năm trước , vào năm 1665, cô bé Luxia Kỳ, 13 tuổi chết bị voi dày cũng vì đức tin tại Thanh Chiêm đã từng làm sững sờ bao người. Rất tiếc dù được ca tụng nhiều các em vẫn chưa được đưa lên bậc chân phước. Ước mong tấm gương các em sẽ giúp giới trẻ nữ công giáo noi theo, can đảm với thánh giá hằng ngày và sống gương mẫu giữa một thế giới sa đọa.

Hy vọng Giáo xứ Chợ Mới, Giáo phận Nha Trang nơi xác các vị tử đạo được cải táng vẫn c̣òn lưu giữ những thánh tích của các đấng chứng nhân đức tin kể trên.

Điều tôi muốn không chỉ là tuyên dương cái chết của em mà còn ghi lại một kinh rất lạ. Ông Trùm Nên ở Chợ Mới một ngày hỏi em, khi bị đánh, em có đau không. Em nói rằng “ Con cảm thấy đau lắm, nhưng con cố gắng không nghĩ đến chuyện đó nữa. Khi người ta bắt đầu đánh con, thì con cũng bắt đầu đọc kinh bắt đạo và lại đọc lại khi đến cuối kinh, và con chỉ ngừng đọc khi người ta không c̣òn đánh con nữa”.

Kinh bắt đạo là kinh gì?

May mắn thay, linh mục Geoffroy đã cho in kinh bắt đạo nầy vào cuối câu chuyện. Kinh nầy trích từ sách thiên (sách giáo lý công giáo) chữ nôm in tại Gia Hựu năm 1864. Bốn năm sau cái chết của em Dần. Như vậy kinh nầy trước đó đă được giáo hữu xử dụng để cầu nguyện.

Tên bình dân là kinh bắt đạo nhưng tên kinh là Kinh dốc lòng giữ đạo cho trọn (Hễ khi bắt đạo thì hằng ngày ban hôm phải đọc kinh sau nầy).

Lạy Chúa tôi, là Đứng (Đấng) đã dựng trời đất muôn vật, và sinh ra tôi ở đời nầy mà thờ phượng Chúa, nên chính việc tôi phải làm, là tin cậy yêu mến giữ đạo Chúa cho trọn. Mà bởi tội lỗi tôi, nên Chúa đã lấy lòng thương xót mà cho Ngôi Hai xuống thế làm người chịu nạn chịu chết mà cứu lấy tôi, cho khỏi sa địa ngục vô cùng: mà rày tôi chẳng muốn chịu sự khó, mà báo nghĩa Chúa đă thương tôi ngần ấy sao? Ấy vậy từ nầy về sau, dầu tôi phải chịu bắt trói, gông cùm, tù rạc, lưu giam; dầu phải đày đọa, bỏ cha mẹ vợ con của cải; dầu phải gia hình kiềm khảo, chết dữ dằn độc ác thế nào vì đạo Chúa, thì tôi sẵn lòng mà chịu những sự ấy, và tin thật mỗi hình khổ mà kẻ dữ làm khổ cho tôi bây giờ, sánh chẳng bằng một chút hình khổ xưa Chúa đă chịu vì tôi. Vả lại sự dữ tôi phải chịu bây giờ, thì chóng qua chóng hết, mà phần thưởng Chúa dành cho tôi trên nước Thiên đàng, thì vô cùng vô tận. Vậy tôi xin Chúa ban ơn sức mạnh vững vàng cho tôi, đặng bền lòng từ nầy về sau thà chịu mọi hình khổ , dầu rất dữ thế nào cho đến chết, chẳng thà bỏ đạo Chúa tôi, cho đặng sống tạm đời nầy mà ngày sau phải chịu hình phạt vô cùng trong địa ngục. Amen.

Hội An ngày 22 tháng 8 năm 2010.

Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng sưu tầm.

NB : Viết dựa vào Mémorial de Qui Nhơn No 145, 4 Novembre 1917, trang 155-162.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

HỌC HỎI TÔNG CHIẾU "DUNG NHAN LÒNG THƯƠNG XÓT"
 
1. Tông Chiếu là gì?
Tông chiếu là một văn kiện, qua đó Đức Thánh Cha đưa ra một phán quyết quan trọng như công bố Năm Thánh, bổ nhiệm giám mục hay định tín, triệu tập Công Đồng, phong thánh v.v... vì lợi ích của toàn thể các tín hữu.
2. Qua Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót", Đức Cha ấn định điều gì?
Qua Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót", Đức Thánh Cha ấn định Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót sẽ bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2015, dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và kết thúc vào ngày 20tháng 11 năm 2016, dịp lễ Chúa Kitô Vua.
3. Năm Thánh là gì?
Năm Thánh là năm toàn xá, tức là thời điểm được qui định để chúng ta hoán cải, hòa giải, hiệp thông hầu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn.
4. Năm thánh có từ khi nào?
Năm Thánh có từ thời Cựu Ước, được tiếp tục trong lịch sử Giáo Hội. Giáo Hội đã cử hành Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300, và từ năm 1470, cứ 25 năm lại cử hành Năm Thánh một lần, gọi là thường kỳ. Ngoài ra, còn có những Năm Thánh ngoại thường kỷ niệm những biến cố trọng đại trong lịch sử cứu độ.
5. Ngoài phần mở và kết, Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót" có mấy phần chính?
Ngoài phần mở và kết, Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót" có ba phần chính: Trong phần thứ nhất, Đức Thánh Cha khai triển và đào sâu ý niệm "Lòng Thương Xót"; trong phần thứ hai, Ngài đưa ra những chỉ dẫn để cử hành Năm Thánh; và trong phần thứ ba, Ngài kêu gọi thực thi lòng thương xót.
6. Trong phần mở đầu, Tông Chiếu đề cập tới những gì?
Trong phần mở đầu, Tông Chiếu long trọng giới thiệu "Chúa Kitô là dung nhan Lòng Thương Xót của Chúa Cha" và khẳng định chúng ta cần phải "chiêm ngắm Mầu Nhiệm Lòng Thương Xót" (Số 1-2).
7. Tại sao Tông Chiếu giới thiệu "Chúa Giêsu Kitô là dung nhan Lòng Thương Xót của Chúa Cha"?
Vì "trong Chúa Giêsu thành Nadarét, lòng thương xót của Chúa Cha trở nên sống động và rõ ràng, đồng thời qua Chúa Giêsu, chúng ta cũng tìm thấy đỉnh điểm của lòng thương xót"(Số 1).
8. Trong Chúa Giêsu thành Nadarét, lòng thương xót của Thiên Chúa được cảm nghiệm một cách sống động và rõ ràng như thế nào?
Trong Chúa Giêsu thành Nadarét, lòng thương xót của Thiên Chúa được cảm nghiệm một cách sống động và rõ ràng đến nỗi ai thấy Ngài là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9) đồng thời qua lời Ngài nói cũng như những công việc Ngài làm, chúng ta có được kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa (Số 1).
9. Tại sao chúng ta cần phải "chiêm ngắm Mầu Nhiệm Lòng Chúa Thương Xót"?
Vì Lòng Thương Xót vừa là nguồn mạch của "niềm vui, sự thanh thản và bình an", vừa là "điều kiện" để chúng ta được cứu độ (x. số 2).
10. Đối với Đức Thánh Cha, Năm Thánh về Lòng Thương Xót có ý nghĩa gì?
Năm Thánh về Lòng Thương Xót là thời điểm các tín hữu được mời gọi chiêm ngắm Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cách chăm chú hơn, để có thể trở nên dấu chỉ hữu hiệu của Mầu Nhiệm Thiên Chúa hành động trong cuộc đời mình. Năm Thánh còn là cơ hội thuận tiện, để chứng từ của họ nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn (x. số 3).
11. Nghi thức chính yếu để khai mạc Năm Thánh là nghi thức nào?
Đó là nghi thức mở Cửa Thánh, cánh cửa của Lòng Thương Xót mà bất cứ ai bước vào sẽ có được kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng "ủi an, tha thứ và ban cho niềm hy vọng"(Số 3).
12. Trong phần mở đầu, Tông Chiếu đề cập tới những gì?
Trong phần mở đầu, Tông Chiếu long trọng giới thiệu "Chúa Giêsu Kitô là dung nhan Lòng Thương Xót của Chúa Cha" và khẳng định chúng ta cần phải "chiêm ngắm Mầu Nhiệm Lòng Chúa Thương Xót" (số 1-2).
13. Việc các Giáo Hội địa phương tham gia vào việc cử hành Năm Thánh có ý nghĩa gì?
Việc các Giáo Hội địa phương được Đức Thánh Cha mời gọi cử hành và sống Năm Thánh là dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông trong toàn thể Giáo Hội.
14. Tông Chiếu giải thích thế nào về thuật ngữ"Lòng Thương Xót?"
Tông Chiếu nói đến 4 ý nghĩa của thuật ngữ "Lòng Thương Xót":
• Thứ nhất, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" bày tỏ Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi;
• Thứ hai, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" nói đến hành vi "Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta";
• Thứ ba, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" trình bày quy luật nền tảng có trong con tim của mọi người, khi họ nhìn một người anh chị em mà họ gặp với một cặp mắt chân thành;
• Thứ tư, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" diễn tả con đường giúp con người gắn kết với Thiên Chúa và với nhau, vì Lòng Thương Xót giúp mở con tim ra cho niềm hy vọng rằng mình vẫn được yêu thương mãi mãi, dù còn nhiều tội lỗi.
15. Tại sao Đức Thánh Cha chọn khai mạc Năm Thánh vào ngày 8 tháng 12?
Vì Đức Thánh Cha muốn kỷ niệm 50 năm sau ngày bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II. Công Đồng đã mở ra cho Giáo Hội một trang sử mới trong việc loan báo Tin Mừng, các tín hữu dấn thân làm chứng cho đức tin với tất cả niềm hăng say và có sức thuyết phục hơn. Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm là dấu chỉ sống động cho tình yêu của Chúa Cha trên trần gian (số 4).
16. Đức Thánh Cha đã nhắc lại những gì trong lời khai mạc Công Đồng của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII?
Đức Thánh Cha đã nhắc lại những lời đầy ý nghĩa này: "Ngày nay, Hiền Thê của Đức Kitô thích dùng phương dược chữa lành của Lòng Thương Xót hơn là vung khí giới của sự nghiêm khắc. [...] Giáo Hội Công Giáo khi giương cao ngọn đuốc của chân lý tôn giáo muốn là người mẹ khả ái của mọi người, người mẹ tốt lành, nhẫn nại, đầy khoan dung và nhân hậu với những người con lìa xa Giáo Hội".
17. Đức Thánh Cha đã nhắc lại những gì trong lời bế mạc Công Đồng của Chân Phước Phaolô VI?
Đức Thánh Cha đã nhắc lại điều này: "Quy luật của Công Đồng trước hết là Đức Ái [...] Mọi sự phong phú về giáo thuyết chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phục vụ con người, phục vụ mọi người cho dù họ đang sống trong hoàn cảnh nào, đang đau khổ và có những nhu cầu ra sao."
18. Đức Thánh Cha muốn chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ nào?
Đức Thánh Cha muốn, nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh nâng đỡ, chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm tình biết ơn về ân huệ Giáo Hội đã lãnh nhận cũng như với ý thức trách nhiệm của mình. Ngài xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bước chân của các tín hữu để họ cộng tác vào công trình cứu độ mà Đức Kitô mang lại, hướng dẫn và nâng đỡ Dân Chúa để giúp họ chiêm ngắm Dung Nhan Lòng Thương Xót (Số 4).
19. Tại sao Đức Thánh Cha chọn kết thúc Năm Thánh vào ngày 20/11/2016 với lễ Chúa Kitô Vua?
Vì Đức Thánh Cha muốn trao phó đời sống của Giáo Hội cùng toàn thể nhân loại và vũ trụ cho Vương quyền của Chúa Kitô, để Ngài gieo vãi lòng thương xót như sương mai vào trong lịch sử và làm cho lịch sử được đơm hoa kết trái với sự dấn thân của tất cả mọi người cho tương lai gần của chúng ta (số 5).
20. Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh đem lại những gì cho mọi người?
Đức Thánh Cha mong ước những năm sắp tới thắm đẵm lòng thương xót, để chúng ta có thể đến với mọi người và mang đến cho họ lòng nhân hậu và sự dịu hiền của Thiên Chúa. Ngài ước mong dầu thơm của lòng thương xót có thể đến với tất cả mọi người, các tín hữu hoặc những người chưa tin, như là dấu chỉ của Triều Đại Thiên Chúa đã hiện diện giữa chúng ta.
21. Lòng Thương Xót có phải là dấu chỉ của yếu đuối và đối nghịch với quyền năng của Thiên Chúa không?
Không, Lòng Thương Xót là dấu chỉ quyền năng tối thượng của Thiên Chúa và quyền năng tối thượng của Thiên Chúa được bày tỏ cách đặc biệt qua việc Ngài thực thi Lòng Thương Xót.
22. Để diễn tả bản tính của Thiên Chúa, Cựu Ước dùng cặp từ nào?
Để diễn tả bản tính của Thiên Chúa, Cựu Ước thường dùng cặp từ "chậm bất bình và giàu lòng thương xót." Trong Cựu Ước, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa biểu lộ cách cụ thể trong các biến cố của lịch sử cứu độ, nơi mà lòng nhân hậu vượt trên sự trừng phạt và hủy diệt.
23. Các Thánh Vịnh cho thấy hành động của Thiên Chúa cao cả thế nào?
Các Thánh Vịnh cho thấy Thiên Chúa "tha cho ta muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật của ta, cứu ta khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ta bằng ân nghĩa với lượng hải hà" (Tv 103,3-4), "Ngài xử công minh cho người bị áp bức, ban lương thực cho kẻ đói ăn, giải phóng những ai tù tội, mở mắt cho kẻ mù lòa, cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên, yêu chuộng những người công chính, phù trợ những khách ngoại kiều, nâng đỡ cô nhi quả phụ, nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân" (Tv 146, 7-9), "Ngài chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho lành. [...] Kẻ thấp hèn, Chúa nâng đỡ dậy, bọn gian ác, Người hạ xuống đất đen" (Tv 147, 3.6).
24. Lòng Thương Xót có phải là một khái niệm trừu tượng không?
Không, Lòng Thương Xót là một thực tại cụ thể, qua đó, Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài như là tình yêu sâu thẳm trong lòng của người cha hay người mẹ dành cho con cái của họ; một tình yêu sâu xa và tự nhiên bắt nguồn từ sự dịu dàng và thương xót, khoan dung và tha thứ (x. số 6).
25. Điệp khúc "muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" của Thánh Vịnh 136, theo Đức Thánh Cha, có ý nghĩa gì?
Điệp khúc này cho thấy tình thương của Thiên Chúa không chỉ có trong lịch sử nhân loại, nhưng tồn tại đến muôn đời. Tình thương ấy bao phủ lấy con người và cho đến muôn đời con người sẽ sống dưới cái nhìn đầy lòng thương xót của Ngài.
26. Theo thánh sử Mátthêu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh Vịnh của lòng thương xót này khi nào?
Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh vịnh của lòng thương xót này trước khi chịu nạn và chịu chết. Trong chính bối cảnh của lòng thương xót, Ngài đã chịu nạn và chịu chết với ý thức sâu xa về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Ngài sẽ hoàn thành trên thập giá.
27. Việc Chúa Giêsu cầu nguyện với Thánh vịnh của lòng thương xót nhắc nhớ các tín hữu điều gì?
Việc Chúa Giêsu cầu nguyện với Thánh vịnh của lòng thương xót nhắc nhớ các tín hữu về tầm quan trọng của Thánh vịnh này và mời gọi chúng ta cầu nguyện hằng ngày với lời chúc tụng "muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (x. số 7)
28. Tại sao nhìn ngắm Chúa Giêsu và dung nhan đầy lòng thương xót của Ngài, chúng ta có thể đón nhận được tình yêu của Ba Ngôi Chí Thánh?
Vì thánh Gioan đã xác quyết: "Thiên Chúa là tình yêu" (1Ga 4,8.16) và tình yêu này đã được thể hiện cách hữu hình và có thể chạm tới được trong suốt đời của Chúa Giêsu. Con người của Ngài không gì khác hơn tình yêu, một tình yêu được trao ban cách nhưng không. Với lòng thương xót, Ngài đến gặp những người tội lỗi, nghèo khổ, bệnh hoạn tật nguyền, cảm thông và đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của họ.
29. Câu chuyện nào trong Tin Mừng Mátthêu đã gây ấn tượng mạnh cho Đức Thánh Cha?
Đó là câu chuyện Chúa Giêsu gọi và chọn ông Mátthêu, một người thu thuế, trở thành một trong Nhóm Mười Hai. Chúa đã nhìn ông với cái nhìn đầy lòngthương xót, cái nhìn tha thứ cho tội lỗi của ông, dẫu các môn đệ khác có phậtlòng. Thánh Bêđa đã chú giải đoạn Tin Mừng như sau: Chúa Giêsu nhìn ông Mátthêu với cả lòng thương xót và tuyển chọn ông: "miserando atque eligendo" (chạnh lòng thương và tuyển chọn). Thành ngữ này đã gây ấn tượng mạnh cho Đức Thánh Cha đến nỗi Ngài đã lấy nó làm khẩu hiệu giám mục của mình (x. số 8).
30. Trong các dụ ngôn về lòng thương xót, ba dụ ngôn con chiên lạc, đồng tiền bị mất và người cha có hai người con trai mô tả Thiên Chúa thế nào?
Ba dụ ngôn này mô tả Thiên Chúa như người cha nhân hậu luôn tràn đầy niềm vui, đặc biệt khi tha thứ. Nơi đây, chúng ta tìm thấy cốt lõi của Tin Mừng và đức tin của chúng ta, vì lòng thương xót được trình bày như là sức mạnh vượt trên tất cả, lấp đầy trái tim bằng tình yêu và ủi an qua sự tha thứ.
31. Sau khi kể dụ ngôn "kẻ mắc nợ không có lòng thương xót", Chúa Giêsu kết luận thế nào?
Chúa Giêsu kết luận rằng "Cha của Thầy ở trên trời cũng đối xử với các anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" (Mt 18, 35).
32. Với kết luận này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì?
Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta rằng lòng thương xót không chỉ là hành động của Thiên Chúa, mà trở thành tiêu chuẩn để nhận biết những ai thực sự là con cái của Thiên Chúa.
33. Chúng ta phải làm gì để tỏlòng thương xót?
Chúng ta phải "tha thứ cho những xúc phạm đến chúng ta."
34. Sự tha thứ đem lại những gì cho con người và Giáo Hội?
Sự tha thứ đem lại cho con người sự thanh thản trong tâm hồn và đem lại cho Giáo Hội sự tín nhiệm
35. Mối phúc thúc đẩy chúng ta dấn thân cách riêng trong Năm Thánh này là gì?
Đó là "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương" (Mt 5,7)
36. Khi khẳng định Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là trách nhiệm của Chúa đối với chúng ta, Đức Thánh Cha muốn nói điều gì?
Đức Thánh Cha muốn nói Thiên Chúa cảm thấy có trách nhiệm; nghĩa là Ngài muốn chúng ta được hưởng mọi sự tốt lành và muốn thấy chúng ta được hạnh phúc, được tràn đầy niềm vui và bình an. Đến lượt mình, người Kitô hữu cũng phải có trách nhiệm đối với tha nhân (x. Số 9).
37. Tại sao Lòng Thương Xót là nền tảng của đời sống Giáo Hội?
Vì mọi hoạt động mục vụ cũng như lời loan báo và chứng từ của Giáo Hội không thể thiếu Lòng Thương Xót.
38. Có cách nào giúp Giáo Hội trở nên khả tín không?
Chỉ có cách thực thi lòng thương xót và trắc ẩn.
39. Tại sao Giáo Hội có một ước muốn bất tận để thực thi lòng thương xót, lại có thể quên điều hệ trọng này?
Vì hai lý do này: một là Giáo Hội chiều theo cám dỗ đòi hỏi và chỉ đòi hỏi công lý mà thôi; hai là kinh nghiệm tha thứ ngày càng trở nên hiếm hoi trong nền văn hóa của chúng ta.
40. Thiếu chứng tá về sự tha thứ, cuộc sống trở nên cằn cõi và vô sinh, y hệt như sống trong sa mạc. Trong hoàn cảnh này, Giáo Hội phải làm gì?
Giáo Hội phải tìm lại niềm vui loan báo về sự tha thứ, đồng thời trở về với những khó khăn của anh chị em chúng ta, vì sự tha thứ là sức mạnh khơi nguồn cho sự sống mới và mang lại sự can đảm để nhìn về tương lai trong hy vọng (x. Số 10).
41. Tông Chiếu nhắc đến Thông điệp "Thiên Chúa giàu lòng thương xót" của Thánh Giáo Hoàng Phaolô II và ghi nhận những điểm nào?
Tông Chiếu ghi nhận hai điểm này: một là chủ đề lòng thương xót bị lãng quên trong nền văn hóa hiện nay; hai là thúc đẩy loan báo và làm chứng cho lòng thương xót trong thế giới đương đại.
42. Tông Chiếu nhận định về giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Phaolô II thế nào?
Đó là giáo huấn hết sức hợp thời và đáng được tìm hiểu trong Năm Thánh này.
43. Khi dấn thân cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa, Giáo Hội cần quan tâm đến chủ đề lòng thương xót như thế nào?
Giáo Hội phải quan tâm đến chủ đề lòng thương xót với lòng nhiệt thành mới và qua hoạt động mục vụ được đổi mới (x. Số 11).
44. Để có được sự tín nhiệm và lời loan báo về lòng thương xót có được sự khả tín, Giáo Hội phải làm gì?
Giáo Hội phải sống và làm chứng cho lòng thương xót.
45. Để sống và là chứng cho lòng thương xót, Giáo Hội phải làm gì?
Giáo Hội phải thông truyền Lòng Thương Xót qua ngôn ngữ và cử chỉ của mình, thứ ngôn ngữ và cử chỉ có khả năng chạm đến con tim của mọi người và khuyến khích họ trở về với Chúa Cha.Nói cách khác, Giáo Hội phải hiến mình làm đầy tớ và trung gian cho tình yêu của Đức Kitô; yêu đến độ tha thứ và trao ban chính mình. Nhờ đó, Giáo Hội hiện diện ở đâu, thì mọi người nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa Cha đến đó (x. Số 12).
46. Tông Chiếu mời gọi chúng ta sống Năm Thánh dưới ánh sáng của câu Tin Mừng nào?
Dưới ánh sáng của câu Tin Mừng này: "Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng Thương Xót"(Lc 6, 36). Đó cũng là "phương châm" của Năm Thánh.
47. Để có khả năng thương xót, trước tiên chúng ta phải làm gì?
Chúng ta phải lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.
48. Để có thể lắng nghe cũng như suy niệm Lời Chúa, chúng ta phải làm gì?
Chúng ta phải khám phá lại giá trị của sự thinh lặng. Nhờ đó, chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và lấy Lòng Thương Xót làm lối sống của mình (x. Số 13)
49. Dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh là gì?
Dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh là hành hương
50. Tại sao hành hương lại là dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh?
Vì cuộc sống là một cuộc hành hương và chúng ta là những kẻ lữ hành đang tiến về đích điểm mong đợi. Vượt qua những Cửa Thánh tại Rôma hay khắp nơitrên thế giới, tất cả chúng ta phải thực hiện một cuộc hành hương hướng tới LòngThương Xót; một cuộc hành hương đòi hỏidấn thân và hy sinh. Nhờ đó, chúng ta tìm được sức mạnh để đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, đồng thời hiến mình cho lòng thương xót anh em, như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.
51. Để đạt tới Lòng Thương Xót, cuộc hành hương Năm Thánh phải trải qua những giai đoạn nào?
"Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6, 37-38).
52. Việc chúng ta xét đoán anh em xuất phát từ những nguyên nhân và gây ra những hậu quả nào?
Chúng ta xét đoán anh em vì cái nhìn phiến diện do ghen tương và đố kỵ, và vì sự giả định mình biết hết mọi sự. Rốt cuộc chúng ta làm cho cuộc sống của anh em trở nên ảm đạm, làm cho họ mất uy tín và bỏ mặc họ cho sự đàm tiếu của thiên hạ.
53. Để khỏi xét đoán anh em, chúng ta nên làm gì?
Chúng ta nên đón nhận điều tốt đẹp nơi người anh em.
54. Ngoài việc đừng xét đoán, chúng ta còn phải làm gì để tỏ Lòng Thương Xót?
Chúng ta còn phải tha thứ và trao ban, vì chính bản thân chúng ta đã được Chúa tha thứ và ban cho biết bao ơn lành hồn xác.
55. Phương châm của Năm Thánh là gì?
Đó là "Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót."
56. "Hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót", câu này có ý nghĩa gì?
Câu này có nghĩa là lòng thương xót của Chúa Cha vừa là nguồn mạch vừa là khuôn mẫu cho lòng thương xót của chúng ta. Chính Thiên Chúa đã cứu chúng ta thoát khỏi thân phận yếu đuối và giúp chúng ta có thể đến gần Ngài.Nhờ đó, chúng ta cũng có thể thương xót như Chúa đã xót thương, tức hiến trọn thânmình và không cần đền đáp (x. Số 14).
57. Chúng ta được mời gọi làm gì trong Năm Thánh này?
Một mặt chúng ta được mời gọi nhìn ra những nỗi khốn cùng của thế giới, lắng nghe tiếng kêu cứu của những người cùng khổ, quan tâm và chăm sóc cho những người bị bỏ rơi với tình bằng hữu; mặt khác chúng ta được mời gọi phá đổ những rào cản được dựng lên do sự thờ ơ lãnh đạm, giả hình và ích kỷ.
58. Chúng ta còn được mời gọi làm gì nữa trong Năm Thánh này?
Chúng ta còn được mời gọi khám phá lại các mối thương thể xác như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết;cũng như các mối thương linh hồn như lấy lời lành mà khuyên người, sửa dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
59. Theo thánh Gioan Thánh Giá, khi lìa đời, chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sở nào?
Chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sởtình yêu như được mô tả trong Kinh Thương xác bảy mối và Thương linh hồn bảy mối (x. Số 15).
60. Trong Tin Mừng thánh Luca, có câu chuyện nào giúp chúng ta sống đức tin trong Năm Thánh?
Có câu chuyện Chúa Giêsu về thăm Nadarét, nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường và đứng lên đọc sách Thánh, đoạn trích từ sách Ngôn sứIsaia: " Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa" (Lc 4, 18-19).
61. Qua câu chuyện này, Đức Thánh Cha mong ước điều gì về Năm Thánh?
Đức Thánh Cha mong ước các Kitô hữu, trong Năm Thánh, làm cho sứ mạng của Chúa Giêsu được mô tả trong lời của Ngôn sứ Isaia, trở nên hữu hình và phong phú, nhờ đáp trả đức tin mà họ thực hiện qua chứng ta của mình (x. Số 16).
HĐGMVN UBLB TIN MỪNG

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

FB Asian Theological Studies


ĐỂ CHO DỄ NHẬN DẠNG,
CHÚNG TÔI VẪN GIỮ NGUYÊN DANH SÁCH THEO SỐ THỨ TỰ ĐĂNG KÝ
CHO TỚI NGÀY TÔNG KẾT.
KHI LIÊN HỆ, XIN CHO BIẾT SỐ ĐÃNG KÝ LÀ NHẬN RA NGAY.
Chúng tôi không bảo đảm ai đã đăng ký thì có chỗ. 
Chỉ bảo đảm bà con đã mua vé rồi mà thôi. 
 

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU THẦN HỌC Á CHÂU THÁNH PHANXICO


Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Xin báo tin: Nhà Xuất Bản Gregorian and Biblical Press (Roma) vừa ra cuốn sách công trình nghiên cứu mà cha Nguyễn Đình Anh Nhuệ, đã được giải thưởng Hồng Y Martini với tựa đề: The Bible and Asian Culture. Reading the Word of God in its Cultural Background and in the Vietnamese Context.
Xin xem: http://www.gbpress.net/…/2630-the-bible-and-asian-culture.h…

Ngoài ra, Nhà Xuất Bản cũng cho biết là nếu có ai muốn mua sách này thì có thể liên lạc qua cha Nhuệ, với giá đặc biệt giảm 30% so với giá bìa (nghĩa là chỉ có 17,50 euro). Xin liên lạc qua địa chỉ email: ngnhue@yahoo.it

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Sau các vụ tấn công ở Paris, an ninh ở Rôma được tăng cường
16/11/2015 
 
Theo hãng thông tấn I.MEDIA cho biết, sau các vụ tấn công ở Paris ngày thứ sáu 13-11 vừa qua, các biện pháp an ninh ở Rôma và Vatican đã được tăng cường. Ngay tối hôm có các vụ tấn công, sở cảnh sát Rôma loan báo đã tăng cường biện pháp an ninh ở nhiều cơ sở được cho là dễ bị tấn công ở thủ đô Ý như các cơ quan của Pháp, các tòa đại sứ, lãnh sự Pháp.

Các cuộc tuần tra và kiểm soát cũng được trải rộng ra trên các trung tâm du lịch, các nơi thờ phượng và trong khuôn viên Vatican. Từ khi có cuộc tấn công ở Paris, các xe tuần tiểu của quân đội, của cảnh sát Ý, cảnh sát quận đã đi tuần ở Quảng trường Thánh Phêrô. Vài binh sĩ đi tuần vũ trang súng liên thanh đứng trên xe. Ngoài ra sở cảnh sát Rôma nhắc lại trách nhiệm của những nhà tổ chức sự kiện, họ có thể “ngăn cản lực lượng cảnh sát chống khủng bố”, những người luôn ứng chiến “ở mức độ tối đa nhất của họ”.

Máy bay không người lái tuần hành trên không

Gần đến Năm thánh Lòng thương xót sẽ khai mạc vào ngày 8 tháng 12, sẽ có nhiều người hành hương về Rôma và vấn đề an ninh trong dịp này được đặt ra. Nhưng linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh khẳng định: “Chúng ta không nên để cái sợ khống chế mình, đó là điều mà những kẻ giết người muốn, họ muốn gieo kinh hoàng”, và Năm Thánh sẽ được mở ra, “chưa bao giờ chúng ta cần đến lòng thương xót như bây giờ”. Để trấn an, Bộ trưởng Nội vụ Ý, Angelino Alfano, loan báo đã tăng cường thêm 700 quân nhân ở Rôma. Trong Năm Thánh, 130 cảnh vệ và 110 Cận vệ Thụy sĩ sẽ đặc biệt canh giữ nội vi Vatican. Các máy bay không người lái cũng được dùng để kiểm soát đám đông từ trên cao.

Marta An Nguyễn chuyển dịch
Viber


ĐỂ CHO DỄ NHẬN DẠNG,
CHÚNG TÔI VẪN GIỮ NGUYÊN DANH SÁCH THEO SỐ THỨ TỰ ĐĂNG KÝ
CHO TỚI NGÀY TÔNG KẾT.
KHI LIÊN HỆ, XIN CHO BIẾT SỐ ĐÃNG KÝ LÀ NHẬN RA NGAY.


weep not fear


Thẻ Ý Tế  Âu Châu
Lúc đầu tưởng  thể Y Tế Âu Châu sẽ có hể dùng được ở Isarel,
nhưng rất tiếc Israel không thuộc EEU, nên không dùng thẻ này bên Israel được



Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Cầu nguyện cho nạn nhân khủng bố ở Paris tối Thứ Sáu, 13/11/2015


Thông Tin Cập Nhật


Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Add caption

DANH SÁCH BÀ CON GHI TÊN QUA VIBER 
TRƯỚC KHI THÔNG BÁO TRÊN NET, NGÀY 11/11/2015
 
No Full Name Country Arrival Flight Departure Booking
1 Rev Huỳnh, Chánh UK
2 Rev Nguyễn, Đình Anh Nhuệ Italy
3 Bùi, Ngọc Phương Trâm Netherlands Trâm
4 Bùi, Thị Huyền Trang Netherlands Trâm
5 Nguyễn, Trí Dũng Netherlands Trâm
6 Đào, Thị Kim Oanh Netherlands Kim Oanh
7 Nguyễn, Thị Thanh Netherlands Kim Oanh
8 Đào, Thị Phương Thúy Netherlands Kim Oanh
9 Đỗ, Thị Thảo Netherlands Kim Oanh
10 Nguyễn, Thị Băng Netherlands Băng
11 Nguyễn, Thị Nam Netherlands Băng
12 Lành UK lành
13 Phan, Thị Tường Vi US vyvy
14 Bùi, Thị Bích Sweden bich
15 Nguyễn, Văn Học Germany hoc
16 Bùi, Thanh Hương UK hương
17 Trần, Văn Thái UK thái
18 Trần, Đức Rĩnh UK Vĩnh
19 Đỗ, Quang Trình Netherlands Kim Oanh
20 Bùi, Văn Hảo Netherlands Kim Oanh
21 Bùi, Thị Hạnh UK
22 Mai Thơ UK
23 Lê, Văn Vĩnh UK
24 Đỗ, Văn Tính Netherlands Kim Cúc
25 Đinh, Thị Miến Netherlands Kim Cúc
26 Đinh, Minh Thìn Netherlands Kim Cúc
27 Mai, Thị Xuân Hương Netherlands Kim Cúc
28 Nguyễn, Đức Quán Netherlands Kim Cúc
29 Nguyễn, Thị Kim Cúc Netherlands Kim Cúc
30 Nguyễn, Thị Nhung Netherlands Băng
31 Bùi, Thị Chinh Netherlands Băng
32 Lưu, Thị Nhan Netherlands Băng
33 Trâm Trần Netherlands Trâm
34 Đặng, Quang Duy Netherlands Bạch Mai
35 Trần, Thị Bạch Mai Netherlands Bạch Mai
36 Lê, Văn Sơn UK Vĩnh
37 Trần, Thị Hương Huyền UK Vĩnh
38 Nguyễn, Thị Vinh UK Vĩnh
39 Vũ, Thị Thiên UK Vĩnh
40 Trần, Thy Linh UK Vĩnh
41 Nguyễn, Đức Thắng UK Vĩnh
42 Đỗ, Thị Yến UK Vĩnh
43 Đỗ, Thị Thủy UK Vĩnh
44 Nguyễn, Thị Thu Nga UK Vĩnh
45 Nguyễn, Thị Láng UK Vĩnh
46 Trần, Thị Tình UK Vĩnh
47 Lê, Thị Hảo UK Vĩnh
48 Nguyễn, Mỹ Duyên UK Vĩnh
49 Đinh, Văn Luận UK Việt Son
50 Nguyễn, Thị Hương Giang UK Việt Son
51 Phạm, Thị Xuyến Netherlands Băng
52 Doanova, Jessica UK
53 Nguyễn, Văn Sơn UK Việt Son
54 Phan, Thị Son UK Việt Son
55 Nguyễn, Ngọc Nghĩa Netherlands Mỹ Nghĩa
56 Phạm, Thị Mỹ Netherlands Mỹ Nghĩa
57 Nguyễn, Đình PhốI Netherlands Mỹ Nghĩa
58 Phạm, Thi Thơ Netherlands Mỹ Nghĩa
59 Vũ, Thị Thu Hồng Netherlands Mỹ Nghĩa
60 Cao Thị Minh Yến UK
61 Pham, Thị Hậu UK Việt Son
62 Đinh, Quang Ánh UK Việt Son
63 Đỗ, Thị Ngoan Netherlands Kim Oanh
64 Pham, Văn Đỗ Netherlands Hằng Nga
65 Phạm, Thị Hằng Nga Netherlands Hằng Nga
66 Phạm, Duy Vũ Netherlands Hằng Nga
67 Nguyễn, Tần Dũng Germany


Thảo Dũng
68 Nguyễn, Vũ Thảo Germany Thảo Dũng
69 Nguyễn, Văn Thuận Germany Thảo Dũng
70 Vũ, Thị Tú Germany Thảo Dũng
71 Nguyễn, Nhung Canada Thảo Dũng
72 Thảo Dũng Holland Thảo Dũng
73 Thảo Dũng Holland Thảo Dũng
74 Thảo Dũng Holland Thảo Dũng
75 Lê, Thị Tuyến Finland Hương Chi
76 Lê, Thị Huyền UK Vĩnh
77 Lê, Thị Phiến UK Vĩnh
78 Lê, Văn Hợi UK Vĩnh
79 Nguyễn, Thị The UK Vĩnh
80 Đặng, Thị Mai UK Vĩnh
81 Cô Xuân UK Vĩnh
82 Lê, Thị Đê UK Vĩnh
83 Bà Lùng UK Vĩnh
84 Lê, Đình Sáu UK Vĩnh
85 Lê, Thị Thơm UK Vĩnh
86 Lê, Thị Cúc UK Vĩnh
87 Xoa UK Vĩnh
88 Nguyễn, Văn Chính UK Thắng Yến
89 Nguyễn, Thị HảI UK Thắng Yến
90 Huỳnh, Thị Xuân UK Thắng Yến
91 Lê, Thị Tuyến UK Vĩnh
92 Lê, Thị Liễu UK Vĩnh
93 Lê, Văn Bảy UK Vĩnh
94 Phạm, Thị Thuận UK Huyền
95 Lê, Huyền Lâm UK Vĩnh
96 Chú Hiền Finland Thảo Dũng
97 Dì Chính Finland Thảo Dũng
98 Lương, Việt Dũng VN Thảo Dũng
99 Nguyễn, Thị Hương UK Vĩnh
100 Trần, Kim Hoàng Canada Thảo Dũng
101 Pham, Mỹ Hương UK Vĩnh
102 Trần, Thị Lệ Hoa Netherlands Bạch Mai
103 Vũ, Thị Liễu Netherlands Bạch Mai
104 Lê, Thi Thu US Thắng Yến
105 Veronice Thanh UK Trâm
106 Nguyễn, Văn Lộc UK Vĩnh
107 Thi Kim Duyên UK Vĩnh
108 Xuận, Kim Thị UK Vĩnh
109 Ông Vân UK Vĩnh
110 Bà Hào UK Vĩnh
111 Ônng Điệp UK Vĩnh
112 Bà Tựa UK Vĩnh
113 Nguyễn, Thị Lê UK Vĩnh
114 Nguyễn, Thị Hoàng UK Vĩnh
115 Lê, Thị Dân UK Vĩnh
116 Lê Văn Lộc 1 US Vĩnh
117 Lê Văn Lộc 2 US Vĩnh
118 Lê Văn Lộc 3 US Vĩnh
119 Chị Hảo (1) UK Vĩnh